Văn hóa nghệ thuật

Đường về Paris

Cập nhật lúc 10:42 11/09/2017
Một trùng lặp hiếm hoi: chúng tôi vẫn lên toa 20 như vé tàu đi. Tôi và thầy Được ngồi đúng số ghế cũ của mình. Tàu về ga Austerlitz - ga mang tên một trận chiến Pháp - Đức năm xưa. Điểm đến cũng chính xác tới từng phút.
Ga Austerlitz - ga mang tên một trận chiến Pháp - Đức năm xưa. Ảnh: Hoàng Hải
Ga Austerlitz - ga mang tên một trận chiến Pháp - Đức năm xưa. Ảnh: Hoàng Hải
Khi đưa hành lý xuống tàu tôi mới phát hiện ra bức tranh lụa Đức Mẹ Việt Nam mà khi đi chúng tôi bỏ quên trên  tàu vẫn còn nguyên trên gác hành lý. Ý thức nhân bản ở Pháp rất đáng khâm phục!
Sự tôn trọng cá nhân ở các nước châu Âu cũng rất cao, không ai nói chuyện to tiếng. Vào giờ khuya trên tàu, tất cả đều im lặng. Các bạn trẻ Pháp bao giờ cũng có cuốn sách trên tay. Họ không để thời gian chết trên tàu, xe hoặc nhà ga. Khắp nơi vang lời cám ơn hoặc xin lỗi, người ta rất thân thiện đáp lời chào của bất cứ ai. Không bao giờ có chuyện chen ngang khi người khác đã xếp hàng. Khi lên xe bus bạn tự giác mua vé và kiểm soát vé ở máy tự động, nhiều khi suốt nhiều tuyến đường không ai kiểm tra nhưng nếu bất ngờ bị kiểm tra không có vé bạn sẽ bị phạt gấp 50 lần, tức 50/1 Euro. Nếu không có tiền ngay, bạn bị thu giấy tờ, khi về nhà tiền phạt sẽ thành 100 Euro. Ở một số bưu điện mà chúng tôi biết người ta lắp đặt một máy tự động, bạn lấy số theo từng ghi cửa và ngồi ghế chờ đến số của mình. Nhân viên bưu điện giao tiếp với từng người và báo số điện tử trên ghi cửa. Ngay ở nhà nguyện Foyer Phát Diệm, số trang hoặc số bài cần hát cũng được báo bằng số điện tử trên bảng tường đối diện, mọi việc diễn tiến nhịp nhàng, trật tự.
Chỉ ở châu Âu có ít ngày nên có thể còn phiến diện, chúng tôi cảm thấy rằng, các bạn trẻ châu Âu nói chung và ở Pháp nói riêng ít đến nhà thờ hơn Việt Nam, nhưng dường như chất Kitô giáo đã ăn sâu vào máu thịt của họ. Việc thực hành bác ái và công bằng chứng tỏ điều đó. Họ sống đạo rất lý trí, có ý thức cao.
Tuy nhiên, không có xã hội nào là hoàn hảo. Ở châu Âu cũng tồn tại những tiêu cực, chúng tôi chỉ kịp quan sát một vài tiêu cực đường phố:

*  Trước hết là trộm cắp - nỗi đau của khách du lịch, hành hương - điểm tiêu cực này nổi bật ở Ý, từ Đức cha ở nhà căn dặn cho tới Đức ông Thiện ở Foyer, thầy Vượng và các Soeur đều dặn đề phòng mất cắp. Suốt những ngày lưu trú tại Ý hay Pháp, chúng tôi chỉ đưa hộ chiếu bằng bản phôtô. Mất tiền không lo bằng mất hộ chiếu vì sẽ trở thành người lưu vong vô chính phủ, vô Tổ quốc. Hai ông bà người Đức đi cùng Metro với chúng tôi, bà bị móc túi toàn bộ tiền và giấy tờ. Rất may bà kịp túm tay kẻ cắp, khám người và lấy lại được ví, tên kẻ cắp chỉ là một trẻ gái tầm 13 dến 14 tuổi, nhưng đứng sau đó là hai tên to cao mà người ta nói rằng “cùng bọn”.
Người hành khất ở Ý đóng vai Đạo sĩ khổng lồ.
Người hành khất ở Ý đóng vai Đạo sĩ khổng lồ.
* Người hành khất ở Ý, họ đóng vai đủ loại: người Aicập, vũ nữ, anh hề... trước mặt đặt một cái giỏ, mỗi khi có ai cho tiền, người ăn xin làm những cử chỉ thân thiện: bắt tay, cúi chào, múa, làm trò, thậm chí có người đóng giả như đạo sĩ giơ tay chúc lành “quyệch quạc” cho người giúp họ. Ở Pháp họ ăn mặc chững chạc, chúc quý ông, quý bà mọi điều tốt lành rồi mới xin giúp chút tiền để có một bữa ăn ở nhà hàng, nghỉ đêm tại Hotel v.v..
Chợ ở Pháp không phải là điều gì tiêu cực nhưng là quá chênh lệch với giá ở Việt nam. Để tiếp chúng tôi bữa cơm Việt Nam, Thầy Được đi chợ mua rau, một mớ Thìa là tính ra tiền VN là 26.000đ, mỗi một cây Thìa là nhỏ tính thành tiền 1,400đ nếu cả mớ rau này tại Việt Nam chỉ bán được 500đ. Một mớ rau răm đáng giá 100đ Việt Nam thì ở đây mua mất 22.000 đ.
Nói theo một nghĩa lạc quan nào đó thì chợ Việt Nam vẫn là rẻ nhất thế giới!
Chiều 30 tết ở vùng quê Việt Nam, đi chợ chiều giống như chơi bạc, có thể thực phẩm sẽ đắt nhất trong năm vì nhà nào cũng phải sắm cho 3 ngày Tết, ngược lại có thể mua như xin không, vì nếu còn đọng lại nhiều hàng thì người ta cũng bán đổ bán tháo cho hết để về ăn Tết với gia đinh.

 
Lm Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Thông tin khác:
Ai muốn theo thầy, phải từ bỏ chính mình (08/09/2017)
Thánh giá có Chúa Giêsu lớn nhất thế giới (07/09/2017)
Ba nhà thờ xây trên cùng một nơi được Đức Mẹ chọn (06/09/2017)
Một bức khảm về Kitô giáo cổ được phát hiện tại Jerusalem (05/09/2017)
Hướng về Trung Lao (05/09/2017)
Nhà thờ Notre  Dame de Paris,Nhà Hội Thừa sai Paris MEP, Vương cung thánh đường Đức Bà Lộ Đức (31/08/2017)
Lòng tin bà vững vàng (30/08/2017)
Nhà thờ trên xe buýt (29/08/2017)
Top 10 tượng Chúa nổi tiếng nhất thế giới (29/08/2017)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log