Linh mục Alexandre de Rhodes đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ Quốc ngữ. Ảnh: TL |
Vương quốc Annam bao gồm Bắc Kỳ (Tonkin) và Nam Kỳ (Cochinchine). Từ thế kỷ XVII, nước Annam đã sáp nhập nước Champa và một phần của Cambốt Năm 1830, Nam Kỳ, với diện tích gần bằng diện tích nước Pháp có khoảng 12 đến 15 triệu dân. Tỉnh Bình Định là một trong những tỉnh đông dân cư nhất. Chính ở đây mà linh mục Cuenot sẽ đến cư ngụ, gần suốt đời ngài.
Cộng đồng Kitô giáo Việt Nam là một trong những cộng đồng lâu đời nhất châu Á. Những vị thừa sai đầu tiên là những vị tuyên úy các tàu bè Bồ Đào Nha. Một cái mốc quan trọng: năm 1615: những người Kitô hữu Nhật Bản, chạy trốn cuộc bách hại đến ẩn ở vịnh Đà Nẵng. Một linh mục dòng Tên, xuất thân từ Avignon, Alexandre de Rhodes đến Việt Nam năm 1625, đã thành công phát triển cộng đồng Kitô giáo trên. Ngài yêu mến và đánh giá cao người Việt Nam; Ngài biên soạn một cuốn tự điển Latinh - Annam. Số người Công giáo năm 1658 đã là 300.000, cũng vào thời này, ở Rôma, được in cuốn giáo lý đầu tiên cũng bằng tiếng Latinh Annam. Một chủng viện đầu tiên được tập họp trên một chiếc thuyền. Năm 1668, những linh mục bản xứ đầu tiên được chịu chức.
Người ta đã tìm cách bào chữa cho những tên bạo chúa giết hại đạo, rằng họ chỉ tự vệ chống lại những tên xâm lược từ phía thực dân phương Tây. Nhưng ngoại trừ bán đảo Macao, bị người Bồ chiếm đóng từ năm 1557, thì người ta chỉ thấy những cường quốc phương Tây xuất hiện vào năm 1840. Thượng Vương (1635-1649) nể nang người Bồ và nhận quà của họ. Tuy nhiên vẫn cảm thấy sự hiện diện của người ngoại quốc như một mối đe dọa.
Một chính quyền, nhất là khi biết mình yếu kém, thường hay khai thác hận thù đối với những người không theo quốc giáo, nhất là khi những người này lại muốn vâng phục Thiên Chúa hơn loài người.
Ngay từ năm 110 “Bức thư gửi Diognète” đã nói lên sự chống đối ấy, qua những thế kỷ, đã làm đổ máu biết bao nhiêu đấng tử đạo.
Những thừa sai đầu tiên đến truyền giáo tại Việt Nam. Ảnh: TL |
“Người Kitô hữu sống trên mặt đất như thể họ chỉ lướt qua. Không một miền đất xa lạ nào lại không phải là quê hương của họ; và cũng không có quê hương nào đối với họ lại chẳng xa lạ”.
Linh mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), sau bốn lần bị trục xuất, đã tin chắc rằng chỉ có những linh mục địa phương bản xứ, mới có thể bảo đảm một công cuộc truyền giáo ổn định trong các nước châu Á. Muốn thành lập hàng giáo phẩm địa phương đó, phải có những Giám mục được Giáo hoàng trực tiếp gửi đi. Lâu nay Bồ Đào Nha tự coi mình như độc quyền bảo trợ việc truyền giáo ở miệt Đông Ấn Độ. Những cuộc thương lượng dài đăng đẳng, ở Rôma, Paris, nơi mà cha Đắc Lộ đã đến trình bày tình hình, rốt cuộc cũng đã mang lại kết quả khi mà cử tọa bao gồm hàng giáo phẩm, đã ủng hộ dự án. Ngày 8/6/1658 Đức Giáo hoàng bổ nhiệm linh mục Fançois Pallu làm Giám mục ở Bắc Kỳ và linh mục Pierre Lambert de la Motte ở Nam Kỳ. Cũng năm ấy, dưới sự thúc đẩy của hai vị Giám mục trên, đã quyết định thành lập một chủng viện để chuẩn bị những linh mục triều đi làm tông đồ ở các nước xa xôi dưới quyền Giám mục sẽ thu dụng họ gọi là Hội “các nước truyền giáo ngoại quốc ở Paris”.
Étienne Cuenot là vị đại diện tông tòa thứ 14.
Đầu thế kỷ XIX, có 4 địa phận khâm mạng Tòa Thánh được thành lập ở miền Đông Nam Á:
- Xiêm
- Miền Tây Bắc (các linh mục MEP)
- Miền Đông Bắc (Đaminh Tây Ban Nha)
- Miền Nam bao gồm Annam - Cambốt và Lào.
Trong địa phận Nam Kỳ, lúc linh mục Cuenot bước chân đến thì chỉ có 5 vị thừa sai người Pháp hoạt động: Giám mục Tabert, Gagelin, F. Jaccard, các linh mục Régéreau và Bringol. Sát cánh với họ có mấy linh mục người bản xứ đã cao niên. Và để giúp các vị thì có các “thầy giảng” và các nữ tu Dòng “Mến Thánh giá” được Đức Giám mục Lambert de la Motte thành lập năm 1670. Sau đây là chứng tá của Đức Giám mục Retord, vị Giám mục của Thánh Ven.
Giám mục Phaolô Seitz Kim với một thủ lĩnh người Bahnar. Ảnh: TL |
“Những cô gái này không có nội cấm và không bị ràng buộc bởi lời khấn. Nhưng cuộc sống của họ không vì vậy mà kém đạo đức đâu. Họ không bao giờ ăn thịt, họ ăn chay và đánh tội một tuần hai lần. Họ sống trong những ngôi nhà nghèo nàn, ăn mặc còn nghèo nàn hơn nữa, họ phải đổ mồ hôi trán mới có ăn, hoặc nhờ đồng ruộng mà họ tự trồng cấy lấy hoặc canh cửa dệt vải, hoặc đi bán thuốc dạo ở chợ. Chính họ đi thăm viếng và an ủi bệnh nhân, giúp chúng tôi dạy dỗ những phụ nữ tân tòng và lúc nào cũng có một vài người rảo quanh các làng tìm trẻ hấp hối rửa tội; họ cũng là những “người - đưa tin” gan dạ, đến các nhà tù, tiếp tế cho các vị tử đạo. Một vài người trong họ cũng đã tử đạo vì đã kiên trì trong công việc bác ái đó”.
Nam Kỳ của thế kỷ XVI được mời gọi sống tính anh hùng của Giáo hội các thế kỷ đầu.