Văn hóa nghệ thuật

Nhớ anh - Một bài thơ trữ tình, thủy chung

Cập nhật lúc 16:26 22/10/2019

Em muốn dang tay ôm cả núi
Ôm đất trời Việt Bắc, ôm cả anh
Anh ở quê nhà anh có biết? 
Mỗi buổi chiều về nhớ bâng khuâng.
Bạn hái hoa rừng cải lên tóc
Không phải là anh lại rưng rưng
Xa anh em nhớ buồn muốn khóc
Nhớ mùa hoa nhãn nở bên sông

Trai bản nhìn em, khen em trắng 
Gái bản nhìn em, gái bản ghen 
Mế già cầm tay buộc chỉ đỏ 
Mế bảo rằng em dâu bản Then 

Ôm Mế vào lòng em thầm nhắc
 
“Phố Hiến quê nhà… em có anh”
Ngày về sắp đến, anh chờ nhé
Dạo gót Nguyệt Hồ ngắm liễu xanh.

háng 9/2018 sau chuyến đi thực tế sáng tác ở Hà Giang của Đoàn văn nghệ sĩ Hội văn học nghệ thuật Quảng Ninh vào cuối thu, đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng nhà thơ Đào Thị Tròn. Dấu ấn ấy của chị đã được thể hiện qua bài thơ “Nhớ anh” đăng Báo Hưng Yên 14/12/2018.

Ai cũng biết Hà Giang là mảnh đất địa đầu Tổ quốc nơi được gọi là cao nguyên đá, một di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận. Nơi có ngọn cờ Tổ quốc - Lũng Cú, nơi có trập trùng thửa ruộng bậc thang, nơi có hàng chục đồng bào các dân tộc thiểu số: Ê Đê, Tày, Nùng, Cao Lan, Hơ Mông... Cảnh và người, lẫn tình yêu, tình núi, tình sông đẹp đến mê hồn. Thường thì đến với cảnh đẹp, như Hà Giang, nhiều người đã quên nhớ nhà, nhớ người thân, với Đào Thị Tròn thì không quên nhớ người yêu ở miền xuôi. Chị yêu cả hai miền ngược Hà Giang, miền xuôi ở Hưng Yên. Yêu cả hai miền, nhưng nhớ thì chị chỉ nhớ một người duy nhất. Chính vì thế mà chị viết bài thơ: “Nhớ anh”.

Trái tim bé nhỏ, thân thương của chị, lúc ở Hà Giang chị muốn đôi cánh tay khổng lồ vươn dài ra:
 
“Em muốn dang tay ôm cả núi
Ôm đất trời Việt Bắc, ôm cả anh”

Ôm núi, ôm cả đất - chỉ vì nhớ anh da diết mấy ngày cách xa, nên nhà thơ tưởng có cả anh ở Hà Giang cùng mình hay anh ở quê đồng bằng em cũng xoài tay về Phố Hiến ôm cả anh, chị lại viết:
“Anh ở quê nhà anh có biết?
Mỗi buổi chiều về nhớ bâng khuâng”

Anh ở quê nhà anh có biết? Một chẩm hỏi (?) tu từ như xoáy vào lòng nỗi nhớ anh của chị.
Và trước cảnh đẹp vừa bao la, vừa lãng mạn, vừa huyền thoại như Hà Giang mà chị vẫn nhớ buồn như khóc; thấy người ta, nghĩ đến mình:
 
“Bạn hái hoa rừng cài lên tóc
Không phải là anh lại rưng rưng
Xa anh em nhớ buồn muốn khóc
Nhớ mùa hoa nhãn nở bên sông”

Nhà thơ Đào Thị Tròn đa tình, đa cảm lắm mới viết được những câu thơ như thế. Chị nhớ da diết với tứ thơ “Người buồn cảnh có vui đâu”. Thế mới biết, người xưa cũng da diết “Người nhớ người khổ lắm người ơi”.
“Nhớ ai cơm chẳng buồn ăn
Hễ tay bưng bát lại “giằn” xuống mâm”

Hoặc: 
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”

Đúng là chị đã yêu hoặc tương tư một chàng trai nào đó ở xứ sở nhãn lồng. Nhưng bây giờ nhờ sự phát triển của khoa học, nông nghiệp lai tạo giống làm biến đổi gen thì nhãn lồng ở đâu cũng có. Sơn La, Cà Mau, Vĩnh Long. Nhưng quá yêu người tại xứ sở nhãn lồng, nên chị đã không kìm được xảm xúc, dám nói sự thật, bộc lộ một cách hồn nhiên - quê người yêu của chị. Khi bà Mế - Hà Giang hỏi chị:
“Mế già cầm tay buộc chỉ đỏ
Mế bảo rằng em muốn dâu bản Then”

Chị nhìn mế tủm tỉm cười e lệ muốn thưa... mà không dám thưa, chị thưa thầm với mế và cũng “thưa” với người yêu ở nơi xa:
 
“Ôm mế vào lòng em thầm nhắc
Phố Hiến quê nhà... em có anh”

Tức là nữ sĩ của chúng ta đã có người yêu rồi. Lúc ấy, chị càng cồn cào nhớ về anh - một nửa của chị, như một lời hẹn hò, bằng thơ với tình cảm sâu lắng, những lời thủ thỉ nhẹ nhàng, thơ mộng:
 
“Ngày về sắp đến, anh chờ nhé
Dạo gót Nguyệt Hồ ngắm hình anh”.
 
Một nữ sĩ đẹp như chị, da trắng, người mảnh mai, lại là nhà thơ thì lên Việt Bắc đến Hà Giang trai bản nào chả mê mẩn:
“Trai bản nhìn em, khen em trắng
Gái bản nhìn em, gái bản ghen”

Hai câu thơ đối xứng như hai vế đối để làm cho vẻ đẹp của người con gái miền xuôi tôn vinh hẳn lên. Trai bản thì khen, gái bản thì ghen”. Còn mế ở bản thì muốn chị được làm con dâu, nhưng nữ sĩ thì một lòng một dạ với người yêu miền xuôi thầm nói” không đâu”.

Bài thơ hay ở cảm xúc, lồng ghép với sự lãng mạn, đan xen những câu thơ xúc động bằng thủ pháp tu từ học “Ôm cả núi”, “ôm cả đất trời Việt Bắc, bao la đẹp kỳ diệu và ôm cả anh”. Vượt lên cả là tuy đề tài quen thuộc, xoay quanh trục tình yêu nỗi nhớ và thủy chung được nhà thơ Đào Thị Tròn thể hiện qua bút pháp liền mạch chỉn chu. Bài thơ “Nhớ anh” của Đào Thị Tròn, tròn trịa, xinh xắn như quả vừa độ chín - hoa vừa độ toả hương của chị để dâng tặng đồng bào Việt Bắc, Hà Giang và người bạn yêu của chị chăng?
 
LÊ HỒNG THIỆN
Thông tin khác:
Thác bạc, Cầu Mây Sapa (17/10/2019)
Hấp dẫn “Từ Beirut đến Giêrusalem” (17/10/2019)
Cầu xin Chúa cứu độ (16/10/2019)
Độc đáo nhà cổ Đốc Phú Hải ở Gò Công (08/10/2019)
Ấn tượng Hà Giang (07/10/2019)
Chung con đường cứu rỗi (04/10/2019)
Ngôi nhà cổ gần 150 tuổi (04/10/2019)
Những nhà thờ Công giáo nổi tiếng Ấn Độ (02/10/2019)
Ấn tượng Quảng Nam (01/10/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log