Núi Ngự và sông Hương là hai thắng cảnh thuộc vào hàng số một của xứ Huế mộng mơ. Ảnh: Huy Khuyến |
Dòng phụ có tên Hữu Trạch dài 60 km, qua 14 thác nước và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, hợp vớ Tả Trạch tạo nên sông Hương dài 33 km. Từ đây dòng nước chảy rất châm (do mực nước sông không cao hơn mấy mực nước biển). Sông Hương được cho là rất đẹp khi được chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới. Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trân, sắc nước sông Hương xanh hơn. Sông Hương có Cồn Hến ở giữa sông, có các cầu Phú Xuân, Trường Tiên, Dạ Viên, Kim Long, Đập Đá, Chợ Dinh bắc qua sông, có các công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài, có các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, phản chiếu trên dòng nước mang theo nhiều chất thơ và nhạc, là nguồn cảm xúc của du khách khi đi thuyền dọc theo dòng sông để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống.
Núi Ngự nằm cách bờ nam sông Hương 3km, thuộc ấp Tứ Tây, làng An Cựu, cao 105 m có hình dáng cân xứng. Hai bên là hai ngọn núi nhỏ có tên Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Có ý kiến cho rằng sau khi quan sát thấy Bằng Sơn trông giống như một tấm bình phong, nhà Nguyễn quyết định chọn Huế làm nơi xây dựng Kinh thành. Vua Gia Long đồng ý với những thầy địa lý chọn ngọn núi đó làm án thờ phía trước của hệ thống tường bao chắc chắn có chức năng bảo vệ thành, và đổi tên nó là Ngự Bình. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là một thắng cảnh thiên nhiên ở Huế. Từ xưa đến nay, núi Ngự và sông Hương là hai thắng cảnh thuộc vào hàng số một của xứ Huế. Hễ nói đến sông Hương là người ta nghĩ ngay đến núi Ngự, và khi nghe đến núi Ngự, người ta liên tưởng đến sông Hương. Với vẻ đẹp “bẩm sinh” do tạo hóa ban tặng và do “ông tơ bà nguyệt” kết nghĩa xe duyên, núi Ngự và sông Hương trở thành một cặp tình nhân chung thủy keo sơn, luôn luôn hiện hữu bên nhau như hình với bóng. Hai thực thể địa lý tự nhiên này đã đi vào đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương và tồn tại mãi trong tâm thức của con người từ bao đời nay. Sông Hương núi Ngự cũng đã được “nhân cách hóa” để cùng chia sẻ vui buồn với người dân xứ Huế qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử.