Sông Tiền đoạn chảy qua Mỹ Tho (Tiền Giang) |
Sông Tiền hay Tiền Giang dài 234 km là nhánh hạ lưu bên trái (tả ngạn) của sông Mê Kông, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chảy từ Phnom Penh, qua Kandal, dọc theo ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Prey Veng thuộc Campuchia, rồi chảy vào đồng bằng sông Cửu Long, thuộc lãnh thổ Việt Nam bắt đầu ở xã Vĩnh Xương (Tân Châu, An Giang) và Thường Phước 1 (Hồng Ngự, Đồng Tháp). Sông đi dọc ranh giới giữa Tân Châu và Hồng Ngự rồi đi vào Hồng Ngự luôn, dọc theo ranh giới giữa Hồng Ngự với Tam Nông và Thanh Bình (Đồng Tháp). Sông tiếp tục dọc theo ranh giới giữa Thanh Bình, Cao Lãnh (Đồng Tháp) bên tả và Chợ Mới (An Giang) bên hữu, rồi vào sâu trong Đồng Tháp dọc theo ranh giới giữa Lấp Vò, Sa Đéc, Châu Thành bên hữu với thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh bên tả. Sông là ranh giới tự nhiên giữa Châu Thành (Đồng Tháp) bên hữu và Cái Bè (Tiền Giang) bên tả, đổ ra biển ở các cửa Cổ Chiên, Cung Hầu. cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai…
Sông Hậu hay Hậu Giang dài bằng sông Tiền cũng tách ra khỏi sông Mê Kông (phía hữu ngạn) Ở Pnompenh, (Campuchia) chảy trong địa phận Kandal rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang). Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Hậu chạy qua tỉnh An Giang, làm ranh giới tự nhiên giữa: Tả ngạn (bờ bắc hay bờ đông): An Giang (Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới (Đồng Tháp), Lấp Vò, Lai Vung (Vĩnh Long), Bình Minh, Trà Ôn (Hậu Giang), Ngã Bảy (Trà Vinh), Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Duyên Hải (Hữu ngạn (bờ nam hay bờ tây): An Giang (An Phú, Châu Đốc, Châu Phú, Châu Thành, Long Xuyên (Cần Thơ), Thốt Nốt, Ô Môn (Sóc Trăng… Sông Hậu đổ ra Biển Đông qua các cửa Trần Đề, Định An. Đoạn rộng nhất của con sông nay là giữa huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và huyện Long Phú (Sóc Trăng) khoảng gần 4 km.
Sông Tiền và sông Hậu tạo nên đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất nước ta, rộng khoảng 4 triệu ha đất phù sa màu mỡ, trong đó 1,2 triệu ha dọc sông rất thích hợp để cây lúa phát triển. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, rất thuận lợi trong khâu cung cấp nước cho sản xuất lúa, hoa màu, nuôi trồng và đánh bắt hải sản và đi lại bằng thuyền.
HẢI VÂN