Gương điển hình

Nhà sáng lập Việt Nam đương đại

Cập nhật lúc 10:24 02/11/2017
Thật tình cờ có dịp ra Hà Nội mới đây, tôi được người bạn gửi tặng cuốn sách “FOUNDER IN VIET NAM AND THE WORLD- Chân dung nhà sáng nghiệp Việt Nam và Thế giới” do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam biên soan, sách do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành. 
Linh mục Phêrô Maria Nguyễn Ngọc Phi vinh dự nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Tổ chức Đại học Kỷ lục Thế giới với đề tài: “Người sáng tạo công trình sách Trò chơi trí tuệ cao cấp có nhiều chìa khóa để mở mật mã nhất”. Ảnh: CTV
Linh mục Phêrô Maria Nguyễn Ngọc Phi vinh dự nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Tổ chức Đại học Kỷ lục Thế giới với đề tài: “Người sáng tạo công trình sách Trò chơi trí tuệ cao cấp có nhiều chìa khóa để mở mật mã nhất”. Ảnh: CTV
      Đây là ấn bản đầu tiên ra mắt tại Việt Nam. Nội dung sách “Tổng hợp những gương mặt ghi dấu lịch sử cho sự phát triển về mọi mặt trên bình diện trong nước và quốc tế”. Sách gồm hai phần chính, Phần I: Những nhà Sáng Nghiệp nổi tiếng thế giới; Phần II: Những nhà Sáng nghiệp Việt Nam đương đại. FOUNDER được chuyển ngữ là NHÀ SÁNG NGHIỆP, một từ mới xuất hiện, không theo nghĩa những nhà khởi nghiệp hay chỉ riêng những nhà sáng tạo. Theo ban biên soạn “ Nhà sáng nghiệp chính là những cá nhân xuất sắc, bằng trí tuệ minh triết đã tạo lập nên những công trình khoa học, thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, phục vụ lợi ích của cộng đồng”. “Những nhân vật trong sách sẽ đại diện ghi dấu cho lịch sử phát triển về mọi mặt trên bình diện tòan cầu”. 

      Trong danh sách những nhà Sáng nghiệp nổi tiếng thế giới mà sách giới thiệu có 50 vị, trong đó có những nhận vật lỗi lạc mà không ai không biết đến như: Gerard A Heneiken, Keith Rupert Murdoch, Dr Wallace C. Abbott, Edward Larry Page nhà sáng lập công cụ tìm kiếm Google, Mark Elliot Zuckerberg nhà sáng lập Facebook, William Henry Bill Gates của tập đoàn Microsolf... Còn với những nhà sáng nghiệp Việt Nam đương đại gồm 89 vị được sách vinh danh có không ít những Anh hùng Lao động (AHLĐ), Thầy thuốc Nhân dân như Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tài Thu, AHLĐ Nhà giáo nhân dân GSTS Phạm Gia Khải, GSTS Nguyễn Việt Tiến, GSTS Nguyễn Cảnh Toàn... một số các doanh nhân, nghệ nhân, kỹ sư, văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu tiêu biểu. Đặc biệt tôi nhận ra duy nhất một vị linh mục Công giáo: Tiến sĩ NGUYỄN NGỌC PHI, nhân vật mà tôi hân hạnh được gặp. Cha Phi đã từng viết cho báo Người Công giáo Việt Nam nhiều năm trước. Dưới cái nhìn của bản thân người viết về những đóng góp của linh mục với Giáo hội Công giáo, với đất nước, xã hội có thể còn phiến diện và chưa đầy đủ, tôi thật thích thú khi được biết cuốn sách do Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam biên soạn có một bài viết rất công phu về linh mục Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Phi, xin phép được trích đăng giới thiệu đến rộng rãi độc giả một cái nhìn khách quan về đánh giá của tổ chức này.

​      “Linh mục TS. Nguyễn Ngọc Phi sinh ngày 23/04/1967, nguyên quán ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nhưng ông lớn lên và học tập tại Đà Nẵng, năm 1987, ngài học và làm nghề Đông y, sau đó học và tu tại Đại chủng viện Xuân Bích Huế từ năm 1994 đến năm 2001. Ngày 22/06/2001, TS. Nguyễn Ngọc Phi được thụ phong linh mục. Và được bề trên bài sai làm mục vụ tại nhiều giáo xứ như chánh xứ Phước Tường và hiện nay là chánh xứ Lệ Sơn, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thuộc giáo phận Đà Nẵng.
Sáng tạo không giới hạn

​      TS. Nguyễn Ngọc Phi là một linh mục, thuộc giáo phận Đà Nẵng. Ngoài các công việc mục vụ, linh mục còn là tiến sĩ danh dự của World Records University, là một nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ, dịch giả Công giáo và kỷ lục gia của Việt Nam được nhiều người biết đến. Ngài cũng giữ nhiều chức vụ như: Thành viên Hội đồng Tư vấn Tổ chức kỷ lục Việt Nam, Trưởng phong trào Hướng đạoViệt Nam, Trưởng huấn luyện kỹ năng sống, kỹ năng sinh hoạt và lãnh đạo...Từ năm 1999, linh mục cha Phêrô Maria Nguyễn Ngọc Phi bắt đầu viết truyện ngụ ngôn với mục đích góp phần giáo dục cái tốt, điều hay lẽ phải cho các thanh,thiếu niên. Các câu chuyện do cha Phêrô Maria Nguyễn Ngọc Phi viết được đăng tải trên báo Người Công giáo Việt Nam và Tạp chí Thánh nhạc ngày nay. Những câu chuyện này được đăng tải thành chuyên mục thường kỳ: Ngụ Ngôn Cha Phi. Truyện ngụ ngôn của cha Phi đã thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả bởi sự nhẹ nhàng nhưng chứa đựng nhiều thông điệp sâu sắc. Linh mục Nguyễn Ngọc Phi từng xác lập 4 kỷ lục Việt Nam: “Tiểu thuyết trữ tình nhiều chữ T nhất” với tác phẩm “Truyện Thầy Tổng Thánh Tađêô Trần Trung Thành” gần 9000 từ. Sau đó liên tiếp xác lập thêm hai kỷ lục mới đó là: “Linh mục sáng tác nhiều truyện ngụ ngôn nhất Việt Nam” và “Người viết sách “Trò chơi trí tuệ cao cấp” có nhiều chìa khóa để mở mật mã nhất”. Gần đây lại xác lập thêm kỷ lục thứ tư là: “Người biên soạn sách ‘Phương pháp đệm đàn Organ theo số ngón tay’, để học đệm đàn Organ với thời gian học ngắn nhất”, cha đã tìm ra công thức để luyện chỉ trong vòng một ngày thì có thể đệm đàn organ cho tất cả các bài hát n

​      Cuộc đời tận hiến của một vị Linh mục đáng kính

​      Tính đến nay, Linh mục Nguyễn Ngọc Phi đã có trên 300 truyện ngụ ngôn được đăng và đã phát hành 8 tập do Nhà xuất bản Tôn giáo phát hành các năm 2005, 2008, 2009 như: “Công chúa nhỏ”, “Công tử Chuột”,“Ngọn nến cháy”... Khi hỏi về lý do viết truyện, cha Phi tiết lộ sự tình cờ khi khởi đầu ý tưởng viết truyện ngụ ngôn: “Câu chuyện ngụ ngôn đầu tiên được viết từ khi tôi còn là một chủng sinh ở Đại chủng viện Xuân Bích Huế. Thật ra mới đầu chỉ là viết cho vui mà thôi. Nó bắt nguồn từ việc có một học trò giáo lý tặng tôi cái hồ kính, trong đó có con cá lý ngư màu vàng. Tôi quý con cá lắm và các thầy bạn cũng vẫn thường xuyên quây quần chung quanh cái hồ. Đôi lúc cũng khen ngợi khi ngắm nghía con cá lý ngư. Một hôm con cá nhảy ra khỏi hồ và chết. Tiếc con cá nên tôi viết nên một truyện ngụ ngôn. Đưa cho một vài thầy bạn đọc xem chơi. Các bạn khen hay và khuyến khích viết tiếp. Thế là hết truyện này đến truyện khác ra đời...”. Cha Phi nhận bằng Tiến sĩ danh dự của World Records University. Ngoài sáng tác truyện ngụ ngôn cha Phi còn sáng tác nhạc. Hiện nay ông là ủy viên thuộc Hội Âm nhạc Hà Nội, là nhạc sĩ nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh, sáng tác nhiều ca khúc về đạo Công giáo lẫn cuộc sống với bút hiệu là Thạch Ngọc. Trong lĩnh vực âm nhạc, linh mục Phêrô Maria Nguyễn Ngọc Phi đã sáng tác trên 500 bài, chủ yếu là nhạc về đạo. Một số tác phẩm của ông viết về đạo Công giáo được nhiều người biết đến như: “Linh mục người là ai?”, “Thầy đã chọn con”, “Con đi theo mẹ”, “Chết cho người yêu”, “Con đường Giêsu’’, “Con đường yêu thương”, “Đường đời muôn lối”, “Giêsu thương yêu”... Ngoài ra Linh mục Nguyễn Ngọc Phi còn sáng tác nhiều bài hát về quê hương và con người Việt Nam. Lĩnh vực này ông sáng tác khoảng 30 bài, trong đó có các bài cùng một chủ đề về chủ nghĩa anh hùng, yêu quê hương đất nước như một số bài: “Hai Bà Trưng”,“Quang Trung - Nguyễn Huệ”, “Trường Sa - Việt Nam”, bài về “biển đảo Việt Nam”... Vận dụng khả năng sáng tác, cha Phi tìm cách tạo hứng khởi cho các em thiếu nhi học giáo lý, làm sao để các em vừa học vừa chơi. Bằng cách chuyển nội dung Thánh Kinh và giáo lý qua các bài hát, qua thơ lục bát, hay các điệu hò của ba miền Bắc, Trung, Nam, hay gắn lên những câu băng reo… Chính cách học sinh động, đầy cuốn hút, mỗi ngày thay đổi từng thể loại như vậy khiến các em thuộc bài ngay tại lớp, khi ra về còn nghêu ngao hát hò cho vui, bạn bè nghe thấy cũng học theo được. Chúng ta còn biết đến cha Phi với tư cách là một dịch giả tài ba. Với nhiều tác phẩm chuyển ngữ có giá trị như: “Mục tử như Chúa mong muốn”, nguyên tác của Athanaxiô Bierbaum, OFM, “Linh mục thánh”,nguyên tác của Athanaxiô Bierbaum, OFM, “Sống tình yêu ba ngôi Thiên Chúa”, nguyên tác Vivre l’amour de la Trinité, “Những điều kỳ diệu và Đức Maria”, nguyên tác Recueil Marial. “Đức Giêsu, Người là ai?” Nguyên tác Parlez-Nous De Jésus,… Linh mục Nguyễn Ngọc Phi không những là dịch giả mà ông còn biên soạn sách. Ông đã viết và dịch trên 60 cuốn sách, trong số đó đã xuất bản và phát hành khoảng 30 cuốn sách. Cha Phi nhận bằng xác lập kỷ lục thứ tư:Người biên soạn sách “Phương pháp đệm đàn Organ theo số ngón tay”để học đệm đàn organ với thời gian học ngắn nhất

​      Ngày 6/5/2017 Linh mục Phêrô Maria Nguyễn Ngọc Phi được Hội đồng Giáo sư Đại học Kỷ lục Thế giới (World Records University) trao bằng Tiến sĩ danh dự với luận án: “Advanced Intellectual Games with Most Keys to Unlock the Code”. Đặc biệt, ngày 18/6/2017, ông đã vinh dự được Trung Ương Hội Khoa Học và Công nghệ Việt Nam trao bằng khen và cúp “Trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đại Hồ Chí Minh”, chương trình được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội và truyền hình trực tiếp trên kênh VTC2. Cha Phi là người luôn tuân thủ đầy đủ và nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước và tích cực tham gia các hoạt động xã hội trong khả năng có thể. Ông đã nhận được huy chương thường niên Tòa Thánh (Medaglia Pontifcia) vào ngày 13 tháng 10 năm 2002, tại Đà Nẵng”.

​       “Với mong muốn góp một phần nhỏ bé giúp ích cho đời, cha Phêrô Maria Nguyễn Ngọc Phi dùng những câu chuyện đã xảy ra hoặc đã cảm nghiệm, rồi sử dụng phương pháp nhân cách hóa để giáo dục một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, dễ thấm vào tâm tư, suy nghĩ của mọi người, nhất là của giới trẻ, từ đó ước mong có thể làm thay đổi hành vi và nhận thức của người đọc, theo hướng tốt lên..”. Bài viết kết luận về Linh Mục Tiến sĩ Phêrô Maria Nguyễn Ngọc Phi (Lược trích từ trang 365-369). 

​      Được biết, danh sách 50 nhà sáng nghiệp thế giới và 89 nhà sáng nghiệp Việt Nam đã được hội đồng xét duyệt của tổ chức UNESCO bình chọn và sẽ vinh danh tại Hà Nội trong hội nghị quốc tế (gồm nhiều quốc gia).

​      Trong Hội nghị quốc tế Unesco - kết nối toàn cầu (Unesco-Global connection) với chủ đề: "Vai trò và trách nhiệm của lĩnh vực công nghiệp xanh đối với sự nghiệp bảo về môi trường, di sản văn hóa và thiên nhiên", sẽ vinh danh và trao danh hiệu (giải thưởng cùng cúp) "Vì sự nghiệp giáo dục, khoa học, văn hóa theo tiêu chí của UNESCO". Linh Mục Nguyễn Ngọc Phi sẽ là một trong 89 nhà sáng nghiệp Việt Nam này.

​      Hội nghị này sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 11/2017, tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế (11 Lê Hồng Phong, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) diễn ra trong 2 ngày với khoảng 500 người, trong đó có các dại diện UNESCO đến từ các quốc gia ASEAN, châu Á Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ Latinh...

FX. Đỗ Công Minh
Thông tin khác:
“Ông ngoại” của xứ đạo quê (31/10/2017)
Để người tâm thần bớt cô quạnh (30/10/2017)
Mặt trận là cầu nối giữa giáo dân với chính quyền (27/10/2017)
25 năm sống vì người nghèo (27/10/2017)
Thánh Rôcô Gonzalez. (25/10/2017)
Cha Toma Đinh Viết Dụ (23/10/2017)
Gia đình thánh têrêsa (18/10/2017)
Trưởng ban công tác Mặt trận xuất sắc (12/10/2017)
Chở yêu thương lên bản làng (11/10/2017)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log