Gương điển hình

Ninh Bình: Đồng bào Công giáo vươn lên làm giàu và xây dựng đời sống văn hóa.

Cập nhật lúc 09:44 24/12/2012

Nho Quan là huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình, tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình. Toàn huyện có 12 giáo xứ, 41 giáo họ, 5313 hộ gia đình Công giáo, chiếm 16,4% dân số toàn huyện. Canh tác khó khăn do địa hình đồng ruộng vừa có chiêm trũng ven sông, vừa mấp mô theo chân núi. Vì thế, để tăng năng suất cây trồng, các hộ gia đình đã phải đổi mới phương thức canh tác, đưa giống lúa lai cao sản, giống lúa chất lượng cao vào gieo trồng.

Việc chuyển đổi giống lúa, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần quan trọng làm tăng năng suất lúa trung bình của Nho Quan lên 55 tạ/ha/vụ, bình quân giá trị 1ha đất canh tác năm 2011 đạt 68 triệu đồng, năm 2012 dự kiến sẽ cao hơn.

Nhiều mô hình sản xuất của gia đình Công giáo đang khẳng định hiệu quả kinh tế. Đó là mô hình nuôi nhím, nuôi hươu, trồng rừng của giáo dân giáo xứ Mường ở An Ngải, Đồng Bài (Quảng Lạc), Lạc Bình (Thạch Bình). Tại các giáo xứ: Sào Lâm (xã Văn Phú), Mỹ Châu (xã Quỳnh Lưu), Vô Hốt (xã Lạc Vân)…, bên cạnh sản xuất nông nghiệp, một số giáo dân năng động còn lập doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tiêu biểu như: Doanh nghiệp Thảo Nguyên của ông Trần Đồng Ân (xã Đức Long), nhà máy sản xuất gạch Văn Phú của ông Nguyễn Văn Bàng (xã Văn Phú). Đáng chú ý, ngoài thành công trong sản xuất kinh doanh, ông Nguyễn Văn Bàng còn là một giáo dân nhiệt thành với các công việc đạo - đời. Ông là hạt nhân tích cực của Ban Đoàn kết Công giáo huyện Nho Quan, góp phần tuyên truyền, đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới đồng bào Công giáo trong huyện.

Đến nay, huyện Nho Quan đã xuất hiện nhiều hộ gia đình Công giáo có thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm như: Hộ gia đình ông Nguyễn Quang Nguyện, Hoàng Văn Sơn (giáo xứ Sào Lâm, xã Văn Phú); Nguyễn Ngọc Kiểm, Bùi Đức Phi, Nguyễn Văn Hải (giáo xứ Vô Hốt, xã Lạc Vân)... Toàn huyện có 83,3% giáo xứ, 85,3% giáo họ đạt danh hiệu "Xứ họ đạo tiên tiến"; 86,4% gia đình Công giáo được công nhận là gia đình văn hóa, sống "tốt đời, đẹp đạo". Nhiều nhà thờ được xây mới như: Nhà thờ giáo xứ Ngọc Cao, nhà thờ giáo họ Phú Nhiêu (thuộc xứ Sơn Lũy), nhà thờ giáo họ Sông Sanh, giáo xứ Mỹ Châu, nhà thờ giáo họ Phượng Lâm, giáo họ Phú Lâm, giáo xứ Sào Lâm... Một số giáo xứ mới thành lập như: Xứ Lạc Bình, xứ Phúc Châu được chính quyền cấp đất, để xây dựng nơi thờ tự. 

Bà con giáo dân nơi đây đang trong không khí phấn khởi mừng Noel với niềm tin tưởng, lạc quan. 

Trịnh Hằng
Thông tin khác:
Giáo họ Đông Phú, điểm sáng về “xây dựng nông thôn mới” (22/12/2012)
Trịnh Xuân Giáo, giáo dân xứ Yên Đại (Nghệ An) năng động trong kinh tế và có tấm lòng bác ái (16/12/2012)
Tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của người hiến tặng giác mạc. (09/12/2012)
Phong trào “Ba an toàn” về an ninh trật tự ở giáo xứ Nam Trực, tỉnh Nam Định (09/12/2012)
NGƯỜI GIÁO DÂN LÁI XE ÔM KIÊM ĐỒNG ĐẲNG VIÊN TUYÊN TRUYỀN HIV (30/11/2012)
Đồng bào giáo dân Can Lộc phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới (06/11/2012)
Tín hiệu vui ở xứ đạo độc đáo (31/10/2012)
Sự đổi thay của xứ đạo toàn tòng (29/10/2012)
Hải Lập vững bước tiến về Năm Thánh (23/10/2012)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log