Gương điển hình

Trận chiến với kẻ thù vô hình

Cập nhật lúc 14:41 06/10/2021
Dù khó khăn, vất vả nhưng các y bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương luôn giữ cho mình sự lạc quan và niềm tin chiến thắng đại dịch. Ảnh: CTV
Dù khó khăn, vất vả nhưng các y bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương luôn giữ cho mình sự lạc quan và niềm tin chiến thắng đại dịch. Ảnh: CTV
Sau gần 2 tháng nỗ lực hết mình, chạy đua với thời gian để giành giật lại sự sống cho những bệnh nhân mắc CovID-19 nặng tại TP Hồ Chí Minh - nơi hiện đang là tâm dịch “nóng” nhất của cả nước, chiều ngày 6/9, đoàn các y bác sĩ Bệnh viện nhi Trung ương hỗ trợ miền nam chống dịch đợt 1 đã hoàn thành nhiệm vụ trở về.

Sau khi hạ cánh xuống sân bay nội Bài, chuyến xe của Bệnh viện nhi Trung ương đón đoàn công tác di chuyển thẳng về khu cách ly tập trung của Bệnh viện và thực hiện xét nghiệm rT-PCr. điều đáng mừng là tất cả thành viên trong đoàn đều có kết quả âm tính.


Nhớ lại những ngày đầu khi lên đường vào TP Hồ Chí Minh, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, TS.BS Chu Thanh Sơn cho biết: “Tuy đã chuẩn bị trước tinh thần nhưng môi trường mới cũng khiến chúng tôi có những bỡ ngỡ nhất định. Đối tượng bệnh nhân chúng tôi tiếp xúc trước đây là trẻ em, do đó khi điều trị bệnh nhân người lớn có một số khác biệt trong đặc điểm bệnh lý cũng như các bệnh nền kèm theo, việc tính toán liều thuốc, chăm sóc đòi hỏi chúng tôi có thời gian làm quen".

Tuy vậy, khó khăn ban đầu nhanh chóng được khắc phục, những thiếu thốn vật chất, thuốc men, trang thiết bị trong ngắn hạn đã được Chính phủ và Bộ Y tế bổ sung kịp thời. Chúng tôi cũng cố gắng phát huy tính linh hoạt sáng tạo, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có trong tay để không làm gián đoạn công tác điều trị.”

Bệnh nhân nặng tại đây phần lớn là người trung tuổi, có bệnh nền phức tạp, nhưng với nền tảng được đào tạo bài bản về chuyên khoa hồi sức cấp cứu là điều thuận lợi giúp các y bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương nhanh chóng thích nghi và lĩnh hội kiến thức mới. Chỉ trong một thời gian ngắn, bác sĩ Sơn và các đồng nghiệp đã tham gia tích cực vào công tác điều trị, đồng thời vận hành thuần thục các thiết bị máy móc hỗ trợ sự sống nâng cao như: máy thở, máy lọc máu, ECMO..., góp phần vào thành công trong việc điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch.

Là một trong những điều dưỡng trẻ trong đoàn công tác trở về lần này, anh Quách Thành Tài chia sẻ: Phải làm việc liên tục 8-10 tiếng mỗi ngày trong điều kiện bảo hộ cấp cao nhất cũng là một thách thức không nhỏ với các y bác sĩ phải đối mặt. “Đồ bảo hộ cá nhân bảo vệ chúng tôi khỏi nhiễm virus nhưng cũng gây ra tình trạng nóng bức, thiếu nước, vệ sinh cá nhân phải hạn chế, khiến chúng tôi rơi vào trạng thái mệt mỏi nhanh hơn bình thường”.

Tuy nhiên những khó khăn thể chất, những áp lực làm việc cường độ cao không thể đánh bại được các y bác sĩ. Khi chứng kiến bệnh nhân nặng tưởng chừng sự sống đã vuột khỏi tay nhưng nay hồi phục và được xuất viện, hay những bệnh nhân dẫu biết trước mắt vẫn còn muôn vàn khó khăn nhưng đã qua cơn nguy kịch thì đó như ngọn lửa thắp lên niềm tin, xua tan mọi mệt mỏi, thôi thúc, tạo động lực cho chúng tôi mỗi ngày phải cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa để giành giật lại sự sống mong manh cho người bệnh.

Bác sĩ Sơn chia sẻ: Với bản thân tôi, đây là chuyến đi mang lại nhiều điều quý giá, là trải nghiệm không thể quên trong đời. Ở TP Hồ Chí Minh, tôi được làm việc với những bác sĩ với trình độ chuyên môn cao, thực hiện các kỹ thuật hồi sức tiên tiến để giành giật sự sống cho mỗi người bệnh, dẫu nguồn lực y tế còn hạn chế hơn rất nhiều khi so sánh với các nước phát triển khác. “Tôi tin tưởng rằng, với chính sách chống dịch quyết liệt mà Nhà nước và toàn ngành Y tế đang áp dụng, dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát, cuộc sống bình yên sẽ trở lại như trước. Khi đó, những người anh em đồng nghiệp ba miền Bắc - Trung - Nam có thể gặp lại, những câu chuyện sẽ còn được viết tiếp và còn được kể mãi về một thế hệ chiến sĩ áo trắng đã kề vai, sát cánh, cùng Việt Nam vượt qua đại dịch.”

Sau 14 ngày cách ly theo quy định, các y bác sĩ của đoàn công tác sẽ lại trở về guồng quay công việc thường ngày, lao vào tiếp tục một “cuộc chiến” khác – cứu chữa, giành giật sự sống cho những em nhỏ không may mắc bệnh. Nhưng các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, chừng nào trận chiến với “kẻ thù vô hình” COVID-19 vẫn còn chưa kết thúc thì họ vẫn luôn trong tâm thế sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc cần, khi người bệnh đang chờ đợi họ ở phía trước.
 
Khánh Chi - Diệu Anh
Thông tin khác:
Chiếc Blouse đẫm mồ hôi (05/10/2021)
Gần 86 tỷ đồng hỗ trợ lao động mất việc, sinh viên và người nước ngoài khó khăn (01/10/2021)
Nghĩa tình ở trạm quân y lưu động (30/09/2021)
Dòng họ Phan Huy và ông Ban Ki-moon (30/09/2021)
19 tu sĩ lên đường phục vụ bệnh nhân Covid-19 (29/09/2021)
Lao vào tâm dịch (28/09/2021)
Thánh Gianuariô, Giám mục tử đạo (26/09/2021)
Sĩ phu Bắc Hà thời Quang Trung (25/09/2021)
Những ngọn lửa yêu thương nâng đỡ bệnh nhân Covid-19 (24/09/2021)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log