Suy tư - Chia sẻ

Công bố Sứ điệp Mùa Chay 2014 của Đức Thánh Cha Phanxicô

Cập nhật lúc 16:00 19/02/2014
Sáng ngày 4-2-2014, ĐHY Robert Sarah, người Guinée Equatoriale, bên Phi châu, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm) đã giới thiệu Sứ điệp Mùa Chay đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Hiện diện trong trên bàn chủ tọa cuộc họp báo còn có 2 vị Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký của Hội đồng Đồng Tâm và ông Bà Davide Dotta và Anna Zumbo, thừa sai giáo dân tại Haiti.
Sau đây là toàn văn bài giới thiệu của Đức Hồng y Robert Sarah về Sứ điệp Mùa Chay năm 2014 của Đức Thánh Cha Phanxicô:
Các bạn thân mến,
Tôi xin cám ơn quý vị về sự có mặt của quý vị trong buổi trình bày thường lệ về Sứ điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha, và, đặc biệt, xin có lời chào đôi bạn Zumbo và Davide Dotta, là những người giáo dân, cùng với các người con của anh chị, Giona và Tobia, từ ít lâu nay đã sống một kinh nghiệm quan trọng về đức bác ái trong vùng đất Haiti, vùng đất bị xáo trộn trong năm 2010 bởi một cơn động đất đã gây ra hơn 220 ngàn người chết, và cũng còn ảnh hưởng tới 3 triệu người khác; và là nơi mà chính tôi sẽ đi thăm một lần nữa vào tháng 3 tới đây, để khánh thành một ngôi trường mà chúng tôi đã tài trợ nhân danh Đức Thánh Cha như là dấu hiệu của sự hiện diện của ngài và của lời khích lệ của ngài với những người dân này.
Hôm nay chúng tôi đặc biệt hân hạnh, vì có thể trình cho báo chí và cho toàn thể thế giới về Sứ điệp Mùa Chay, năm nay dành cho chủ đề liên hệ tới sự nghèo khó, với tựa đề thật ý nghĩa, sau đây: “Ngài đã nên nghèo khó để làm chúng ta giàu có với sự nghèo khó của Ngài” (xem 2Cr 8, 9). Đó là một Sứ điệp thật đặc biệt, qua đó Đức Thánh Cha Phanxicô muốn hướng dẫn chúng ta trên hành trình Mùa Chay, để Mùa Chay được sống bởi toàn thể Giáo Hội một cách thế trọn vẹn và ý thức về sự dấn thân mà mỗi người đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội và mỗi Vị mục tử phải có đối với người nghèo.
Bản văn của Sứ điệp Mùa Chay Năm nay tập trung vào sự khó nghèo và về sự khó nghèo của Đức Kitô cách đặc biệt. Như quý vị biết, Sứ điệp bàn về sự nghèo khó và về sự nghèo khó của Đức Kitô cách đặc  biệt. Như quý vị biết, quan niệm này về sự nghèo khó rất thân thương với Đức Thánh Cha Phanxicô, là vị ngay từ đầu của thời đại giáo hoàng của Ngài đã muốn đặt tầm quan trọng đặc biệt cho chiều kích này của đời sống của người Kitô. Khi lặp lại cách mới mẻ thái độ về sự khó nghèo Kitô giáo, điều này sẽ giúp chúng ta thực hiện hành trình để hiểu sâu xa hơn về “sự nghèo khó”.
Quả thế cái nhìn Kitô về sự khó nghèo không là đồng hóa là một với cách hiểu theo cảm nghĩ chung. Điều rất năng xẩy ra, là người ta nhìn sự khó nghèo một cách đơn sơ trong chiều kích xã hội học và và hiểu khó nghèo như là hoàn cảnh thiếu của cải. Ngoài ra, quan niệm của “Giáo Hội nghèo vì người nghèo” thường được gợi ra như là hình thức của việc chống lại Giáo Hội, đáng tiếc, đó lại là việc chống lại một Giáo Hội của người nghèo, một Giáo Hội tốt lành, một Giáo Hội làm điều thiện, một Giáo Hội mà sứ mệnh chính của Giáo Hội là việc làm thăng tiến xã hội, chống lại một Giáo Hội chỉ rao giảng và Giáo Hội của sự thật, một Giáo Hội dành cho việc cầu nguyện và việc bảo vệ giáo huấn và luân lý.
Tôi rất biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô là vị đem chúng ta lại với cái nhìn toàn diện của sự khó nghèo. Việc nhắc nhở thứ nhất cho người Kitô để hiểu được sự khó nghèo thực sự, đó là Đức Kitô, là Đấng nên nghèo khó để làm cho chúng ta nên giầu có do sự nghèo khó của Ngài. Như thế, tựa đề của Sứ điệp mà hôm nay chúng ta bàn tới, gợi ý từ thư thứ hai gửi tín hữu tại Corintô. Việc chọn lựa sự khó nghèo từ phía Đức Kitô gợi ra cho chúng ta rằng: có một chiều kích tích cực của sự khó nghèo, mà chiều kích này cũng có trong Phúc Âm, khi tuyên bố các người nghèo thật có phúc. Điều hiển nhiên là trong chiều kích này của sự khó nghèo, có một khía cạnh của việc lột trần ra và việc từ bỏ. Nhưng điều này có thể được bởi vì –  tôi trích từ Sứ điệp – “sự giầu có đích thực của Chúa Giêsu là việc Ngài là Con”. 
Chúng ta đừng nghĩ tới việc đặt lại đúng chỗ lương tâm tư bản của chúng ta – Đức Thánh Cha muốn nói – khi tố cáo việc thiếu các của cải thuộc về người khác hoặc tố cáo sự khó nghèo như là một hệ thống. Sự khó nghèo nhắm tới chiều kích sâu xa của con tim con người: như Đức Kitô đã đến từ ngai vàng vương đế của Ngài, để thi hành ý muốn của Cha và Ngài đến như thế, để gặp gỡ những người anh chị em nghèo sự cứu rỗi, như thế người Kitô đi vào trong một sức năng động của sự khó nghèo và của ơn sủng, bởi vì Ngài giầu có do sự kiện Ngài là Con của Thiên Chúa.
Khi nói tới sự khó nghèo, Giáo Hội không muốn và, theo gương của Đức Kitô, Giáo Hội không muốn hiểu sự khó nghèo theo cách những người chống lại sự hiện hữu của cảnh khó nghèo, bởi vì Giáo Hội biết rằng sự khó nghèo là đối tượng của một sự chọn lựa chính xác, do tình yêu đối với Đức Kitô và đối với anh chị em.
Vì thế Sứ điệp Mùa Chay mà hôm nay chúng tôi trình bày, phải cho thấy một sự phân biệt quan trọng giữa sự khó nghèo và sự khốn khổ. Không phải là khó nghèo, như Phúc Âm hiểu, nhưng là sự khốn cùng, mà chúng ta muốn chống lại. Không cần phải quả quyết rằng: đó là một chứng tá của Giáo Hội ngay từ thời kỳ đầu của Giáo Hội, khi cộng đoàn Kitô thứ nhất trợ giúp nhau về các nhu cầu của các phần tử trong chính cộng đoàn của mình. Lịch sử của Giáo Hội có nhiều gương của những con người, là những người mà – vì tình yêu của Đức Kitô khó nghèo – đã chọn sự khó nghèo để chống lại sự  khốn cùng. Bộ của chúng tôi, cơ quan Cor Unum, vẫn theo dõi các cơ quan công giáo dấn thân phục vụ đức bác ái và nhận thấy trong thế giới, Giáo Hội được trân trọng vì chứng tá của những con người cụ thể, không vì ý thức hệ và không nhân danh một thế giới được tạo ra theo hình ảnh của chúng ta và giống chúng ta, nhưng vì tình yêu của Đức Kitô, họ trả giá, trước tiên nơi chính họ, để đương đầu với sự khốn khổ của con người.
Đức Thánh Cha, trong Sứ điệp của Ngài, đã kể ra 3 loại khốn khổ: sự khốn khổ vật chất, sự khốn khổ luân lý và sự khốn khó thiêng liêng.
Loại khốn khổ thứ nhất “liên hệ tới những người sống trong một điều kiện không xứng với nhân phẩm của con người . . . Đứng trước một sự khốn khổ loại này, Giáo Hội cống hiến sự phục vụ của mình, việc diakonia của mình, khi đi gặp những người túng thiếu và chữa lành những vết thương này đang làm cho ra tồi tệ bộ mặt của nhân loại.”
Sự khốn khó luân lý “hệ tại việc trở nên nô lệ của tật xấu và tội lỗi”. “Hình thức khốn khổ này, cũng là căn cớ của việc làm sụp đổ nền kinh tế, luôn gắn liền với sự khốn khổ thiêng liêng, là sự khốn khổ, như là điều gây tai hại nơi chúng ta, khi chúng ta đi xa Thiên Chúa và khi chúng ta từ chối tình yêu của Ngài”. Một vài đoạn trước đó, Đức Thánh Cha chỉ ra cho thấy đúng là “có một sự khốn khó chính thực duy nhất: không sống như con cái của Thiên Chúa và như những người anh em của Đức Kitô”.
“Phúc Âm”, Đức Thánh Cha viết, “là thuốc trị độc đúng chống lại sự khốn khổ thiêng liêng”.
Tôi tin rằng chính cái nhìn trọn vẹn này về sự khó nghèo, về nỗi khốn khổ, và từ đó về việc trợ giúp của Giáo Hội cống hiến cho con người, giúp cả chúng ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về ai là người là người cần giúp đỡ, và các nhu cầu của họ, mà không rơi vào một thái độ đơn giản hóa, rút gọn lại theo cái nhìn nhân chủng học, và điều này là thái độ cho rằng có thể giải quyết các vấn đề của con người, chỉ do việc đã giải quyết các vấn đề của cuộc sống cho con người được sung túc về phạm vi thể lý và vật chất của họ.
Đàng khác, Đức Thánh Cha Phanxicô không những là người có cái nhìn mới trong chiều kích sâu xa này, mà lại là người truyền đạt điều đó cho chúng ta trong Tông Huấn Niềm Vui của Phúc Âm [Evangelii gaudium]. Tôi xin trích số 200 như sau: “Từ lúc mà Tông huấn này gửi tới các phần tử của Giáo Hội Công Giáo, Tôi muốn xác quyết, với nỗi đau đớn, rằng sự kỳ thị tệ hại hơn của những người chịu cảnh nghèo khổ, là sự thiếu chú ý thiêng liêng. Đa số thật lớn lao các người nghèo, có một thái độ mở ra cách đặc biệt cho đức tin; đã cần tới Thiên Chúa và chúng ta không thể bỏ qua không cống hiến cho chọ tình bạn của Thiên Chúa, phúc lành của Thiên Chúa, Lời của Thiên Chúa, việc cử hành các Bí Tích và đề nghị một cuộc hành trình lớn lên và trưởng thành trong đức tin. Việc chọn lựa đi về phía các người nghèo phải được biểu lộ ra như là điều chính yếu trong một thái độ tôn giáo mang tính cách  ưu tiên và trước hết”.
Tất cả chúng ta hiểu rằng điều này là trung tâm chính yếu, và vì thế người ta không thể biến Giáo Hội thành một Hiệp Hội “Một Tổ chức phi chính phủ” (ONG), mà Đức Thánh Cha Phanxicô nói tới trong Thánh Lễ thứ nhất, như một vị Giáo Hoàng cho các vị Hồng Y. Khốn cho chúng ta, nếu cái nhìn của chúng ta về người đang túng thiếu, bỏ qua sự khốn khổ về mặt thiêng liêng, mà thường chỉ ở lại, như nằm gọn trong một tổ chim, trong con tim của con người và làm cho con người phải đau khổ cách sâu xa, ngay cả khi con người có sẵn nhiều của cải vật chất. Khốn cho Giáo Hội, nếu Giáo Hội không nhận ra trong chính những vết thương sâu xa này nơi con tim của con người, đến từ sự thiếu vắng Thiên Chúa và thiếu hiểu biết về tình yêu của họ với Chúa Cha nguồn gốc của mọi đau khổ, và vì thế đó là sứ mệnh thứ nhất mà Thiên Chúa trao phó cho Giáo Hội để thực hiện. Khốn cho Giáo Hội, nếu về vấn đề này, Giáo Hội nghèo khó chỉ mang ý nghĩa là một Giáo Hội không có của cải vật chất.
Nhưng nếu chúng ta muốn đón nhận cách trọn vẹn Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta phải tránh để cho Sứ điệp này không chỉ được nhìn trong các giá trị nhân chủng học. Con người tự bản tính là con Thiên Chúa. Đó là sự giầu có của con người! Lỗi lớn lao của nền văn hóa ngày nay là đã suy nghĩ tới một con người hạnh phúc mà không cần có Thiên Chúa, như thế họ chối bỏ cái gì sâu xa hơn nơi con người, nghĩa là mối dây liên kết hiện sinh với Chúa Cha là Đấng ban cho con người sự sống. Và ở đây tôi nhìn thấy một sự liên tục giữa Giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô với Giáo huấn của Đức Thánh Cha Beneđictô XVI, là Vị đã nhiều lần lặp lại, và có lẽ người ta có thể nói rằng Ngài đã đưa ra lời tố cáo thái độ thiếu vắng Thiên Chúa trong nền văn hóa ngày nay, điều đó được coi như là trung tâm của giáo huấn của Ngài. Như thế đây là một tội, khi để nơi người nghèo một thiếu vắng sự hiện diện của Thiên Chúa, và điều này được coi như là một tội khi nhìn con người và để cho họ sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, chối bỏ tính tạo vật và vì thế chối bỏ sự tùy thuộc, tình con cái nơi con ngưới đối với Thiên Chúa. 
Tôi cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô là Vị đã muốn nhắc nhở chúng ta về hơi thở sâu xa này, đó là điều phải làm linh hoạt cái nhìn của chúng ta về con người và vì thế chúng ta phải nhìn rõ ý nghĩa của những trợ giúp mà chúng ta phải thực hiện. Do đó công việc phát triển không có thể là việc thúc đẩy nhìn vào các nhu cầu mới cách không khôn ngoan, nhưng là nhìn vào con người cách nghiêm chỉnh.
Đàng khác, đó không phải là điều chính yếu của Mùa Chay, là nghĩ về người anh chị em trong nhu cầu nảy ra chính từ một thời điểm có những mở rộng lớn lao hơn và của sự chiêm niệm hành động của Thiên Chúa sao?
Tôi cám ơn sự chú ý mà quý vị dành cho Sứ điệp này và cho việc phổ biến Sứ điệp này, để làm cách nào cho tất cả mọi người chúng ta học biết nhìn vào sự khó nghèo của Đức Kitô và, nhất là trong Giáo Hội, chúng ta gắn bó sự khó nghèo này khi nhìn vào người khác, với chính con mắt của Đức Kitô.
Xin cám ơn quý vị.
Toàn văn Sứ Điệp:
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY NĂM 2014
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
"Chúa Giêsu Kitô tuy giầu có nhưng đã trở nên nghèo khó..."
Anh Chị Em thân mến,
Mùa Chay gần đến tôi muốn cống hiến một vài tư tưởng hữu ích về đường lối hoán cải của chúng ta với tư cách cá nhân cũng như cộng đồng. Những minh thức này được soi động bởi lời của Thánh Phaolô: "Vì anh em nhận biết ân sủng của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, ở chỗ mặc dù Người là Đấng giầu có, nhưng vì anh em đã trở nên nghèo khó, để nhờ sự nghèo khó của Người anh em được trở nên giầu có". Vị Tông Đồ này viết cho các Kitô hữu Côrintô để phấn khích họ tỏ ra quảng đại trợ giúp tín hữu ở Giêrusalem đang thiếu thốn. Những lời này của Thánh Phaolô có nghĩa gì với Kitô hữu chúng ta ngày nay? Lời mời gọi khó nghèo, một đời sống khó nghèo theo phúc âm có nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay đây?
Ân Sủng của Chúa Kitô
Trước hết, nó cho chúng ta thấy được cách thức Thiên Chúa tác hành. Ngài không tỏ mình ra trong dáng vẻ quyền năng và giầu sang trần thế mà trái lại trong hèn yếu và nghèo nàn: "mặc dù Ngài là Đấng giầu có, nhưng vì anh em đã trở nên nghèo nàn..." Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng hữu, là một với Cha trong quyền năng và vinh quang, đã muốn trở nên nghèo hèn; Người đã đến giữa chúng ta và đến gần với từng người chúng ta; Người đã không màng đến vinh quang của Người và đã hư không hóa bản thân mình để Người có thể giống như chúng ta trong hết mọi sự (cf Phil 2:7; Heb 4:15). Việc Thiên Chúa hóa thân làm người là một mầu nhiệm cao cả! Thế nhưng, lý do cho tất cả những sự ấy là tình yêu của Người, một thứ tình yêu là ân sủng, quảng đại, một ước muốn gần gũi, một tình yêu không ngần ngại hy hiến bản thân mình cho người mình yêu. Đức ái, tình yêu, là việc chia sẻ hết mọi sự với những ai chúng ta yêu thương. Tình yêu làm nên giống nhau, nó tạo nên sự bình đẳng, nó phá đổ các bức tường và loại trừ khoảng cách. Thiên Chúa đã làm như thế với chúng ta. Thật vậy, Chúa Giêsu "đã làm việc với bàn tay nhân loại, đã suy nghĩ bằng trí khôn con người, đã tác hành bằng ý muốn của con người và đã yêu thương bằng con tim của con người. Được hạ sinh bởi Trinh Nữ Maria, Người thực sự đã trở nên một người trong chúng ta, như chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi" (Gaudium et Spes, 22).
Khi biến mình trở thành nghèo hèn, Chúa Giêsu đã không tìm kiếm chính cái khó nghèo, mà là, như Thánh Phaolô nói, "để nhờ sự khó nghèo của Người mà anh em được trở nên giầu có". Đây không phải chỉ là vấn đề chơi chữ hay ghép câu. Trái lại, nó tóm gọn cái lý lẽ của Thiên Chúa, thứ lý lẽ của tình yêu, thứ lý lẽ của nhập thể và thập giá. Thiên Chúa đã không để cho ơn cứu độ của chúng ta từ trời rơi xuống, như ai đó làm phúc bố thí theo chiều hướng vị tha và đạo hạnh. Tình yêu của Chúa Kitô khác hẳn! Khi Chúa Giêsu bước xuống nước ở Sông Dược Đăng (Jordan) để được Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho thì Người làm như thế không phải vì Người cần thống hối hay hoán cải; Người đã làm như vậy để ở giữa dân chúng là thành phần cần thứ tha, để ở giữa chúng ta là thành phần tội nhân, và để ôm vào mình gánh nặng tội lỗi của chúng ta. Nhờ đó Người đã muốn an ủi chúng ta, cứu độ chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi tình trạng bần cùng thảm thương của chúng ta. Thật là cảm động khi Thánh Phaolô nói rằng chúng ta đã được giải thoát không phải bởi sự giầu sang của Chúa Kitô mà là nhờ sự nghèo hèn của Người. Tuy nhiên, Thánh Phaolô vẫn nhận thức rõ về "những kho tàng khôn dò của Chúa Kitô" (Eph 3:8) mà Người là "thừa kế tất cả mọi sự" (Heb 1:2).
Vậy thì cái nghèo hèn này là gì để nhờ đó Chúa Kitô đã giải thoát chúng ta và làm cho chúng ta nên phong phú? Chính là cách thức Người yêu thương chúng ta, cách thức Người trở thành tha nhân của chúng ta, như Người Samaritanô Nhân Lành là tha nhân của người ngấp ngoái chết bên vệ đường (cf Lk 10:25ff). Cái cống hiến cho chúng ta tự do đích thực, ơn cứu độ đích thực và hạnh phúc đích thực đó là lòng cảm thương, nỗi dịu dàng và tình đoàn kết của tình yêu Người. Sự nghèo hèn của Chúa Kitô làm cho chúng ta nên phong phú giầu sang là ở chỗ Người mặc lấy xác thịt và mang lấy các nỗi yếu hèn của chúng ta cùng tội lỗi của chúng ta như là một bày tỏ thể hiện lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với chúng ta. Sự nghèo hèn của Chúa Kitô là kho tàng vĩ đại nhất trong tất cả mọi kho tàng: Sự giầu có của Chúa Giêsu là sự giầu có của lòng Người tin tưởng vô biên vào Thiên Chúa là Cha, là việc Người liên lỉ tin tưởng, là ước vọng của Người luôn luôn chỉ làm theo ý Cha và tôn vinh Cha. Chúa Giêsu là sự giầu có giống như một đứa con cảm thấy được yêu thương và tỏ lòng yêu thương cha mẹ của mình, không nghi ngại tình yêu và sự dịu dàng của các vị một tí nào. Sự giầu sang phong phú của Chúa Giêsu ở chỗ Người là Con; mối liên hệ đặc thù của Người với Cha là đặc quyền tối hậu của Đấng Thiên Sai nghèo hèn này. Khi Chúa Giêsu xin chúng ta hãy mang lấy "ách êm ái" của Người là Người muốn chúng ta trở nên phong phú bởi "cái nghèo hèn giầu sang" của Người cũng như bởi "cái giầu có nghèo hèn" của Người, muốn chúng ta chia sẻ Thần Linh con cái và huynh đệ của Người, muốn chúng ta trở nên những người con trai con gái trong Người Con, những người anh chị em trong người anh đầu lòng (cf Rm 8:29).
Có câu nói là chỉ có một hối hận thực sự là ở chỗ không làm thánh (L. Bloy); chúng ta cũng có thể nói rằng chỉ có một thứ nghèo nàn thực sự đó là không sống như là con cái của Thiên Chúa và là anh chị em của Chúa Kitô.
Chứng từ của chúng ta
Chúng ta có thể nghĩ rằng "cách thức" nghèo hèn này là cách thức của Chúa Giêsu, còn chúng ta là thành phần theo Người có thể cứu độ thế giới bằng một thứ nguồn lợi nhân loại đích đáng. Không phải thế đâu. Ở mọi lúc và mọi nơi, Thiên Chúa tiếp tục cứu độ nhân loại và thế giới bằng sự nghèo hèn của Chúa Kitô, Đấng biến mình thành nghèo hèn nơi các bí tích, nơi lời của Người cũng như nơi Giáo Hội của Người, một thứ dân của người nghèo. Sự giầu sang phú quí của Thiên Chúa không truyền đạt qua cái giầu có của chúng ta, mà một cách bất biến và duy nhất qua cái nghèo hèn theo cá nhân cũng như cộng đồng của chúng ta là những gì được tác động bởi Thần Linh của Chúa Kitô.
Trong việc noi gương bắt chước vị Sư Phụ của mình, Kitô hữu chúng ta được kêu gọi để đương đầu với tình trạng nghèo khổ của anh chị em chúng ta, để đụng chạm đến nó, để biến nó thành của mình và để thực hiện những bước cụ thể trong việc làm giảm bớt nó xuống. Cái thiếu thốn cơ cực (destitution) không giống như tình trạng nghèo khổ (poverty): cái thiếu thốn cơ cực là tình trạng nghèo khổ thiếu niềm tin, thiếu nâng đỡ, thiếu hy vọng. Có 3 thứ thiếu thốn cơ cực: thể lý, luân lý và thiêng liêng. Cái thiếu thốn cơ cực về thể lý là cái bình thường được gọi là nghèo khổ, và ảnh hưởng tới những ai sống trong các điều kiện ngược lại với phẩm giá của con người, đó là những người thiếu thốn các quyền lợi và nhu cầu căn bản như lương thực, nước uống, vệ sinh, việc làm và cơ hội phát triển và tăng trưởng về văn hóa. Để đáp ứng với thứ thiếu thốn cơ cực về thể lý này, Giáo Hội cống hiến việc trợ giúp của mình, việc phục vụ của mình - her diakonia, để thỏa đáng các nhu cầu ấy cũng như để băng bó các vết thương đang làm biến diện dung nhan nhân loại này. Nơi thành phần nghèo khổ và bị loại trừ chúng ta thấy dung nhan của Chúa Kitô; chúng ta yêu mến và phục vụ Chúa Kitô bằng việc yêu mến và giúp đáp người nghèo. Các nỗ lực của chúng ta cũng được hướng đến chỗ chấm dứt những thứ vi phạm đến phẩm giá của con người, chấm dứt tình trạng kỳ thị và lạm dụng trên thế giới này, vì đó là nguyên nhân rất thường gây ra tình trạng thiếu thốn cơ cực vậy.Một khi mà quyền lực, xa xỉ và tiền bạc trở thành các thứ ngẫu tượng thì chúng chiếm thế thượng phong trên cả nhu cầu cần phải phân phối công bằng sự giầu sang thịnh vượng. Bởi thế lương tâm của chúng ta cần phải được hoán cải trở về với công lý, bình đẳng, giản dị và chia sẻ.
Cũng không kém quan tâm là tình trạng thiếu thốn cơ cực về luân lý, một tình trạng làm tôi cho tính mê nết xấu và tội lỗi. Đớn đau biết bao trong gia đình gây ra bởi một phần tử của mình - thường là giới trẻ - bị rơi vào tình trạng nghiện rượu, ma túy, bài bạc hay những gì khiêu dâm! Biết bao nhiêu người không còn thấy được ý nghĩa trong cuộc sống hay những viễn tượng tương lai, biết bao nhiêu người đã mất niềm hy vọng! Và biết bao nhiêu người đang chìm đắm vào tình trạng thiếu thốn cơ cực về luân lý này bởi những điều kiện bất công về xã hội, bởi thất nghiệp, những thứ cướp đi cái phẩm giá của họ là người mưu sinh chính yếu của gia đình, cũng như bởi thiếu phương tiện bình đẳng về giáo dục và vấn đề chăm sóc sức khỏe. Trong những trường hợp này, tình trạng thiếu thốn cơ cực về luân lý có thể được coi như là một thứ tự tử treo lơ lửng. Loại thiếu thốn cơ cực này, một tình trạng cũng gây ra cảnh tàn rụi về tài chính, là những gì bao giờ cũng liên hệ vớitình trạng thiếu thốn cơ cực về thiêng liêng mà chúng ta trải qua khi chúng ta quay lưng trở mặt với Thiên Chúa và loại trừ tình yêu của Ngài. Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta không cần Thiên Chúa là Đấng vươn đến với chúng ta nơi Chúa Kitô, vì chúng ta tin rằng chúng ta có thể tự làm lấy một mình, là chúng ta đang đâm đầu xuống hố. Chỉ có một mình Thiên Chúa mới có thể thực sự cứu chúng ta và giải thoát chúng ta mà thôi.  
Phúc Âm là một thứ giải độc cho tình trạng thiếu thốn cơ cực thiêng liêng này, ở chỗ, bất cứ đi đâu, chúng ta đều được kêu gọi như là các Kitô hữu trong việc loan truyền tin mừng giải phóng đó là ơn tha thứ cho các tội lỗi vấp phạm là những gì khả dĩ, đó là Thiên Chúa cao cả hơn tình trạng tội lỗi của chúng ta, đó là Người tự nguyện yêu thương chúng ta luôn luôn mãi mãi và chúng ta được dựng nên để được hiệp thông và sự sống trường sinh. Chúa muốn chúng ta hãy trở thành những người loan tin vui cho sứ điệp tình thương và hy vọng này! Thật là xúc động khi cảm nghiệm thấy niềm vui trong việc truyền bá tin mừng này, trong việc chia sẻ kho tàng được ủy thác cho chúng ta, trong việc an ủi những tấm lòng tan nát đau thương và trong việc cống hiến niềm hy vọng cho những người anh chị em của chúng ta đang trải qua tăm tối. Nghĩa là đi theo và bắt chước Chúa Giêsu, Đấng đã tìm kiếm thành phần nghèo hèn và tội nhân như một vị mục tử yêu thương tìm kiếm con chiên lạc của mình. Hiệp nhất với Chúa Giêsu, chúng ta có thể can đảm mở ra những đường lối mới của việc truyền bá phúc âm hóa cũng như của việc thăng hóa con người.
Anh chị em thân mến, chớ gì Mùa Chay này thấy được toàn thể Giáo Hội sẵn sàng làm chứng trước tất cả những ai sống trong tình trạng thiếu thốn cơ cực về thể lý, luân lý và thiêng liêng sứ điệp Phúc Âm về tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa là Cha của chúng ta, Đấng sẵn sàng ôm lấy hết mọi người trong Chúa Kitô. Chúng ta có thể làm điều này ở chỗ chúng ta noi gương bắt chước Chúa Kitô là Đấng đã trở nên nghèo hèn để làm cho chúng ta nên giầu có bằng sự nghèo hèn của Người. Mùa Chay là một thời gian thích hợp cho việc từ bỏ bản thân mình; chúng ta cần tự vấn là chúng ta có thể từ bỏ những gì để giúp đỡ và làm cho người khác trở nên giầu có nhờ cái nghèo của chúng ta. Chúng ta đừng quên rằng cái nghèo thực sự là những gì gây đớn đau: không có chuyện bỏ mình thực mà lại thiếu chiều kích thống hối này. Tôi không tin vào một thứ đức bác ái không phải trả giá gì và không gây đau đớn chi. 
Xin Thánh Linh, Đấng mà nhờ Ngài chúng ta "như thể nghèo hèn nhưng lại tạo nên giầu có; như chẳng có gì mà lại có hết mọi sự" (2Cor 6:10), bảo trì chúng ta nơi các quyết định của chúng ta và gia tăng mối quan tâm cùng trách nhiệm của chúng ta đối với tình trạng thiếu thốn cơ cực của con người, nhờ đó chúng ta có thể trở nên xót thương và tác hành tình thương. Trong việc bày tỏ niềm hy vọng này, tôi cũng nguyện xin để một một phần tử tín hữu và hết mọi cộng đồng Giáo Hội sẽ thực hiện một cuộc hành trình Mùa Chay sinh hoa kết trái. Tôi xin tất cả anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin Đức Mẹ gìn giữ anh chị em an toàn.
Tại Vatican ngày 26/12/2013
Lễ Thánh Stephano, Phó Tế Tử Đạo Tiên Khởi
+Giáo Hoàng Phanxicô
Thiên Ân
tổng hợp
Thông tin khác:
Như hạc hoài hương. (17/02/2014)
Chúa Nhật VI, thường niên A (15/02/2014)
Chúa nhật V mùa thường niên A : Chiếu tỏa ánh sáng thật (09/02/2014)
Chúa nhật IV mùa Thường niên năm A: Hiến chương nước Trời. (06/02/2014)
Tâm tình của người Việt Nam Công giáo trong những ngày Tết cổ truyền Dân tộc (29/01/2014)
Chúa nhật III mùa Thường niên A: Hãy sám hối vì Nước Trời gần đến ! (27/01/2014)
Đạo hiếu theo tinh thần Công giáo (19/01/2014)
Chúa nhật II mùa Thường niên A: Lời chứng của vị Tiền Hô (17/01/2014)
Ngày 12-01-2014, Chúa nhật (năm A), Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa: Đây là Con ta yêu dấu. (11/01/2014)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log