Theo điều tra của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội thì VN có tới 40,9% trong tổng số 5,4 triệu người khuyết tật, là trẻ em khuyết tật dưới 15 tuổi. Không có điều kiện để học tập và phải chịu sự thiệt thòi cả về vật chất, thể xác và áp lực tâm lý khi bị coi là gánh nặng của gia đình và xã hội.
Như vậy, trẻ em khuyết tật không chỉ cần ủng hộ, tài trợ bằng vật chất mà các em cần một cuộc sống để có thể tự lập và bình đẳng với tất cả mọi người. Việc ủng hộ, giúp đỡ tạo điêu kiện cho trẻ em khuyết tật hòa nhập cuộc sống được Đảng, Nhà Nước và nhân dân rất quan tâm. Một Chương trình của Liên Hiệp Quốc “ Thập kỷ người tàn tật” từ năm 2003 đến năm 2012 đã được phát động trong toàn Khu vực Châu Á –Thái Bình Dương. Đối với UBĐKCG-VN, cũng như giới Công giáo cũng đã và đang tích cực tham gia vào các hoạt động phục vụ trẻ em khuyết tật với gần 200 cơ sở trong cả Nước.
Để hưởng ứng Thập kỷ người tàn tật Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong Khuôn khổ Hành động Thiên niên kỷ BIWAKO.Để phát huy hơn nữa các hoạt động có ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội và nhân văn, khơi dậy những truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam nói chung, của giới Công giáo và UBĐKCGVN nói riêng cùng cộng đồng Quốc tế hành động vì người khuyết tật.
Ban tổ chức chúng tôi đã đề xuất và được phép tổ chức cuộc họp báo hom nay.
Ban tổ chức Chương trình hân hạnh được bảo trợ về thông tin, tuyên truyền của báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và báo Doanh nhân.
Thay mặt Ban tổ chức, với tư cách là Trưởng ban tổ chức “Chương trình gây quỹ vì trẻ em khuyết tật”, tôi xin gửi tới các vị đại biểu đại diện các cơ quan Trung ương, UBND, MTTQ thành phố, đại diện các cơ quan thông tấn, các báo, đài và các vị khách quý có mặt trọng buổi họp báo hôm nay lời cảm ơn chân thành, kính chúc các vị đại biểu mạnh khỏe, thành đạt.
Kính thưa các vị đại biểu, các vị khách quý!
Mục tiêu quan trọng nhất của Chương trình “” là vận động tài trợ để thành lập “Quỹ vì Trẻ em khuyết tật” và nguyên tắc quan trọng nhất của Chương trình vận động tài trợ là công khai, minh bạch và sử dụng các khoản tiền tài trợ đúng mục đích có hiệu quả thiết thực. Ban tổ chức Chương trình “Gây Quỹ vì trẻ em Khuyết tật” đã mời luật sư cộng tác để xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban tổ chức và Quy chế về quản lý tài chính, kế toán và kiểm toán của Chương trình và đã được Ban tổ chức nhất trí thông qua ngày 3/9 để khẳng định về việc tổ chức độc lập công tác kế toán của Chương trình, cũng như sẽ mời Công ty Kiểm toán chuyên nghiệp thực hiện việc kiểm toán các hoạt động và kết quả tài chính của Chương trình.
- Không được lợi dụng hoạt động của Chương trình để thu lợi cho cá nhân và hoạt động trái với các quy định của pháp luật
Kính thưa các vị đại biểu, cac vi khách quý!
Như một quy luật bù trừ, người khuyết tật nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng thường được trời phú cho những khả năng đặc biệt khác như anh Nguyễn Công Hùng với sự thông minh và nghị lực vươn lên, anh đã được phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ Công nghệ thông tin, Tài năng trẻ Việt Nam; anh Đặng Hoài Phúc, mù, được phong tặng Hiệp sĩ Thông tin, giám đốc Trung tâm tin học Sao Mai dành cho người mù của Hội CTTETT/TP đã nối mạng với hơn 10 Tỉnh và là giáo viên vi tính cho người mù vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, số đông do khó khăn trong giao tiếp, bị rào cản trong ngôn ngữ dẫn đến mặc cảm tự ti ... nên khó có khả năng để thể hiện và khẳng định bản thân mình. Do đó trẻ em khuyết tật không phát triển được tối đa năng lực bản thân, thiếu khả năng quản lý, lập dự án, tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cũng như các Tổ chức Phi Chính phủ.
Hiện nay đã có nhiều cơ sở chăm sóc trẻ em khuyết tật, nhưng chủ yếu còn manh mún, cơ sở vật chất thô sơ, chưa tiếp cận được các công nghệ kỹ thuật, chưa có sự liên kết giữa các cơ sở nhỏ lẻ này vì vậy việc chăm sóc còn hạn chế, không ổn định, khả năng giải quyết việc làm cho người khuyết tật còn rất hạn chế.
Ở Việt Nam Pháp lệnh về người tàn tật số 06/1998/PL-UBT10 ngày 30/07/1998 đã khẳng định:
“Bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho người tàn tật hòa nhập cộng đồng là những hoạt động có ý nghĩa kinh tế chính trị xã hội và nhân văn sâu sắc, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta”.
Tổ chức lao động Quốc tế - ILO cũng khẳng định:
“Không có một quốc gia nào có thể phát triển nếu có một bộ phận dân cư lớn những người tàn tật bị gạt ra ngoài vòng phát triển kinh tế xã hội”.
Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện ý tưởng dự án việc làm cho người khuyết tật trên phạm vi cả nước đòi hỏi phải có sự đồng thuận giữa chính sách của chính phủ, sự quyết tâm của các chủ doanh nghiệp dành riêng cho người khuyết tật và sự liên kết những tấm lòng nhân ái cùng một mục đích đầu tư cho sự nghiệp chung “Vì hạnh phúc của người khuyết tật”
Thành lập quỹ để
- Đầu tư xây dựng các cơ sở, các trung tâm chăm sóc, dạy chữ, dạy nghề cho trẻ khuyết tật.
- Đầu tư trang thiết bị để có chế độ chăm sóc, bảo vệ, chữa trị kịp thời cho trẻ khuyết tật .
- Đầu tư cho dự án giáo dục đặc biệt, đào tạo giáo viên và phiên dịch ngôn ngữ để hỗ trợ thông tin, hỗ trợ về giao tiếp cho cộng đồng trẻ em khuyết tật đặc biệt ở các địa phương vùng sâu vùng xa.
- Xây dựng thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” của trẻ em khuyết tật để những sản phẩm của các em làm ra đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp, nâng cao khả năng độc lập của trẻ em khuyết tật, giúp các em bình đẳng thực sự và hòa nhập đầy đủ với cộng đồng.
Kính thưa các vị đại biểu, các vị khách quý!
Với ý nghĩa cao đẹp của Chương trình, tôi hy vọng rằng, Chương trình “Gây Quỹ vì trẻ em Khuyết tật” sẽ được đông đảo các tổ chức, các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân trong cả nước nhiệt tình tham gia.
Với danh dự và trách nhiệm của mình, thay mặt Ban tổ chức Chương trình, tôi xin cam kết sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và minh bạch các khoản tiền nhận từ sự hảo tâm của các nhà tài trợ và nhân dân trong cả nước.
Xin trân trọng cám ơn!