Tin tức - Hoạt động

Báo chí Công giáo trong phòng, chống đại dịch

Cập nhật lúc 09:53 19/06/2022
Nhớ những ngày này năm 2021, tại thành phố Hồ Chí Minh, cơn đại dịch tràn về thành phố Hồ Chí Minh mà mở đầu là quận Gò Vấp. Biết bao nhiệu bài báo viết về nguy cơ lây lan của dịch bệnh được phổ biến kịp thời. Báo Người Công giáo Việt Nam tích cực tuyên truyền trong đồng bào Công giáo về thông điệp 5K để phòng chống dịch.
Người làm báo tác nghiệp trong điều kiện đặc biệt của dịch Covid-19.
Người làm báo tác nghiệp trong điều kiện đặc biệt của dịch Covid-19.
Nhớ những ngày này năm 2021, tại thành phố Hồ Chí Minh, cơn đại dịch tràn về thành phố Hồ Chí Minh mà mở đầu là quận Gò Vấp. Biết bao nhiệu bài báo viết về nguy cơ lây lan của dịch bệnh được phổ biến kịp thời. Báo Người Công giáo Việt Nam tích cực tuyên truyền trong đồng bào Công giáo về thông điệp 5K để phòng chống dịch. Nhiều bài báo đưa tin từ thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian thực hiện Chỉ thị 15/CT/TTg, báo kịp thời đưa tin các nhà thờ, nhà nguyện phun thuốc khử khuẩn, tặng nước rửa tay sát khuẩn, tặng khẩu trang cho giáo dân, giữ khoảng cách khi đến tham dự thánh lễ, các giờ kinh nguyện tại các nhà thờ. Bên cạnh việc đề cao các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh, báo còn đăng tải những phóng sự từ các vùng tâm dịch trong thành phố cho thấy người dân luôn chấp hành các chủ trương của Nhà nước. Báo cũng phản ánh những gương điển hình trong đội ngũ y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch, như bài báo viết về bác sĩ Nguyễn Đức Bảo với bài “Chuyện về bác sĩ trong tâm dịch” (tháng 7/2021) có đoạn: “Kể từ khi Gò Vấp bùng dịch, bác sĩ Bảo chưa từng có một giấc ngủ yên. Những giấc ngủ chập chờn luôn bị đánh thức bởi tiếng chuông điện thoại. Sau nhiều đêm thức trắng, bước đi của ông vẫn gấp gáp nhưng nặng nề, giọng nói trầm vang nhưng khản đặc, bờ vai chùng hẳn xuống.
“Tôi không biết hôm nay là ngày thứ mấy nữa rồi”, ông cười khi được hỏi về thời gian, nụ cười không lên nổi khóe mắt.

Những ngày cao điểm, cả căn phòng của Trung tâm Y tế quận chỉ có tiếng điện thoại reo và tiếng trả lời gấp gáp của nhân viên y tế. Lực lượng của Trung tâm Y tế quận (bao gồm 16 phường) khoảng 210 người, gồm cả những người không có chuyên môn y khoa. Thế nhưng, từ lúc dịch bùng ra, bất kể là bác sĩ, y tá, điều dưỡng, trưởng trạm, trưởng khoa... đều trở thành nhân viên chống dịch. “Chúng tôi hay nói đùa với nhau là chúng tôi không phải F0, không phải F1 mà là F0.5”, bác sĩ Bảo ví von.
 ''Siêu thị 0 đồng'' của giáo xứ Đức Long mỗi ngày 3 chuyến cung ứng thực phẩm cho bà con vùng cách ly.
''Siêu thị 0 đồng'' của giáo xứ Đức Long mỗi ngày 3 chuyến cung ứng thực phẩm cho bà con vùng cách ly.
Báo còn đưa tin về những xứ đạo căng mình chống dịch ở tỉnh Đồng Nai, nhưng tình người trong tâm dịch vẫn luôn được thể hiện. Bài “Gia Kiệm những ngày phong tỏa” ghi lại sinh hoạt tại một xứ đạo thuộc giáo phận Xuân Lộc, nơi hầu hết là giáo dân cư ngụ: “Siêu thị giáo xứ Đức Long 0 đồng đây, siêu thị giáo xứ Đức Long 0 đồng đây, siêu thị giáo xứ Đức Long 0 đồng đây… “Đây là tiếng rao của “siêu thị di động 0 đồng” mà giáo xứ Đức Long xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất đang triển khai để giúp đỡ bà con trên địa bàn xã Gia Tân 2. Hằng ngày vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, “siêu thị” sẽ len lỏi khắp các đường dong, ngõ hẻm để gửi đến các hộ gia đình khó khăn những phần thực phẩm hoàn toàn miễn phí để giúp họ vượt qua cơn dịch bệnh này. Giáo xứ đã không ngần ngại biến khu nhà mục vụ của giáo xứ mới xây chưa đưa vào sử dụng thành nơi tập kết đồ tiếp tế.”...

Ngoài những phản ánh về tình hình dịch bệnh, việc tích cực phòng chống dịch tại các địa phương trên cả nước, báo còn đưa tin về những hoạt động tình nguyện của hàng ngàn linh mục, tu sĩ và giáo dân tình nguyện đi vào các Bệnh viện dã chiến, các vùng cách ly tập trung để cùng với các y bác sĩ, chiến sĩ công an, quân đội cứu chữa đồng bào bị nhiễm bệnh. Nghĩa cử cao đẹp của các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam qua việc lo tang hiếu cho hàng chục ngàn người dân thành phố Hồ Chí Minh trong đó có không ít người Công giáo được báo thông tin rộng rãi qua bài “Thương xác kẻ chết” (Báo tháng 9/2021) có đoạn: “Trong kinh “Thương người có mười bốn mối, thương xác bảy mối” của Giáo hội Công giáo có ghi rõ: Thứ bảy thương xác kẻ chết. Trong thời gian dịch bệnh, việc làm của các chiến sĩ quân đội lo cho những người tử vong hoàn toàn miển phí, thật là cao cả. Đây là nghĩa cử thiêng liêng của người chiến sĩ với nhân dân, san sẻ phần nào nỗi đau người dân đang trải qua. Trong số những đồng bào không may phải từ giã người thân, gia đình, cộng đồng cũng có những anh chị em người Công giáo. Chúng ta tri ân những chiến sĩ quân đội vừa bảo vệ Tổ quốc vừa chăm lo cho nhân dân với cả tấm lòng. Các anh cũng là những người thực sự đang “Phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.
Các tu sĩ tình nguyện tham gia phòng chống dịch Covid -19 đợt 3 - chuyến 1, ngày 16/8, tại thành phố Hồ Chí Minh.
Các nữ tu tình nguyện tham gia phòng chống dịch COVID -19 đợt 3 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn lại quãng thời gian đất nước ta bị cơn bão dịch tràn vào, báo chí Việt Nam trong đó có báo Người Công giáo Việt Nam luôn tự hào và vinh dự như lời ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác báo chí toàn quốc năm 2020, đã khẳng định: “cùng với hệ thống chính trị, lực lượng báo chí đã thể hiện bản lĩnh vững vàng, chủ động ứng phó linh hoạt, sáng tạo trong thông tin, tuyên truyền; càng khó khăn, càng thách thức, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, sứ mệnh vẻ vang của người làm báo càng được thể hiện rõ nét. Nhiều nhà báo đã không quản hiểm nguy bám sát hiện trường, dũng cảm, dấn thân đi vào tâm dịch, tâm bão để kịp thời chuyển tải, cung cấp những thông tin thời sự, nóng hổi, chân thật nhất về phòng, chống dịch bệnh, về thiên tai. Nhiều tác phẩm báo chí ở tất cả các loại hình báo chí đã góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; khẳng định tính ưu việt của hệ thống chính trị nước ta; thể hiện ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam; và để cho thế giới hiểu hơn về một Việt Nam đoàn kết, kiên cường, mạnh mẽ, chủ động, linh hoạt trong ứng phó với thiên tai, dịch bệnh…”.
 
Phan Xa Minh
Thông tin khác:
Tính thống nhất, tính trong sáng trong phụng vụ (19/06/2022)
Tự hào truyền thống 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (18/06/2022)
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Báo chí luôn là một trong những lực lượng trên tuyến đầu (17/06/2022)
Dư luận đám đông (17/06/2022)
ĐTC Phanxicô: Cộng đoàn Kitô hữu phải thăm viếng người già và giúp họ tiếp tục phục vụ (15/06/2022)
Công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Người nghèo năm 2022 của Đức Thánh Cha (14/06/2022)
Kiều bào luôn hướng về quê hương bằng những hành động thiết thực (14/06/2022)
Lương chưa đuổi kịp giá (14/06/2022)
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh từ 15h chiều 13/9 (14/06/2022)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log