Các đại biểu tham dự hội nghị tập huấn. Ảnh: CTV |
Phát biểu tại Hội nghị tập huấn công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2022, mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam Phùng Khánh Tài nhấn mạnh, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định “Lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của Nhân dân là mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Theo Phó Chủ tịch Phùng Khánh Tài, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đi vào đời sống, đã đưa ra nhiều chính sách, từ cách tiếp cận đổi mới, từng bước đưa phương thức quản lý, giải quyết các vấn đề về môi trường từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.
Tuy nhiên, “chúng ta vẫn đang phải đối mặt với những thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, nhất là ở một số khu vực thành thị, nông thôn, khu công nghiệp và làng nghề… tài nguyên thiên nhiên vẫn còn bị khai thác quá mức, thiếu bền vững…”.
Để góp phần giải quyết những thách thức và nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, Phó Chủ tịch Phùng Khánh Tài đề nghị cụ thể hóa 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã được thống nhất đề ra trong Chương trình phối hợp số 05/CTrPH - MTTW - BTNMT ngày 12/1/2021 giữa Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2021 – 2025:
Một là, tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của mỗi người dân, từng gia đình, cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh để thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật cua Nhà nước về ̉ quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Hai là, tiếp tục xây dựng mới và nhân rộng các mô hình, điển hình của cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu, thưc hiê ̣ n ̣ nếp sống văn minh, vệ sinh môi trường. Trong đó tập trung ưu tiên xây dựng và nhân rộng tới các khu dân cư, cơ sở tôn giáo trong cả nước các mô hình về thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn và giữ gìn vệ sinh môi trường ở cộng đồng dân cư.
Ba là, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp phối hợp giữa Uỷ ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên, tổ chức tôn giáo với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường các cấp trong triển khai công tác tuyên truyền, vận động, quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bốn là, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong đề xuất, phản biện xã hội, góp ý xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
Năm là, phát huy vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đối với trách nhiệm của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Trọng tâm ưu tiên giám sát việc thu gom, xử lý chất thải của các địa phương; giám sát các dự án đang gây ô nhiễm môi trường; giám sát những điểm nóng, bức xúc và việc xử lý vi phạm về môi trường, hoạt động khai thác tài nguyên trái quy định.
Sáu là, tổ chức đánh giá và công bố mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống, đánh giá kết quả bảo vệ môi trường hằng năm đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bảy là, tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, nói không với túi ni lông khó phân hủy, thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tiếp tục vận động các cộng đồng dân cư thay đổi thói quen, tập quán việc mai táng sang hỏa táng, bảo đảm vệ sinh môi trường gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Tám là, đẩy mạnh toàn diện việc thực hiện “Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” (theo Chương trình phối hợp riêng).
Bùi An