Tin tức - Hoạt động

Chuyển biến tích cực từ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Cập nhật lúc 12:40 06/12/2023
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung và đối với các xã khu vực III, khu vực II, các thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số nói riêng
Hà Giang Là tỉnh miền núi biên giới đặc biệt khó khăn, với 19 dân tộc anh em, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đạt xấp xỉ 50% . Năm 2022, là năm đầu tiên Hà Giang triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Ban Dân tộc đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh Hà Giang trong công tác tổ chức quản lý chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình. Theo đó, thành lập và kiện toàn tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã); Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các Nghị quyết nguyên tắc, tiêu chí phân bổ nguồn vốn, Nghị quyết phân bổ nguồn vốn hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025. Đặc biệt, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 27 tháng 4 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo triển khai Chương trình.
Phụ nữ dân tộc Pà Thẻn thôn Mác Thượng, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình dệt thổ cẩm vừa tạo thu nhập, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa
Phụ nữ dân tộc Pà Thẻn thôn Mác Thượng, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình dệt thổ cẩm vừa tạo thu nhập, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa
Chương trình thực hiện trên địa bàn 2.063 thôn, tổ dân phố của 192 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (trừ Thị trấn Vĩnh Tuy - huyện Bắc Quang). Qua gần 2 năm triển khai trên địa bàn tỉnh, đã tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung và đối với các xã khu vực III, khu vực II, các thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Về tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 toàn tỉnh có 42,08%; năm 2022 giảm còn 37,08%...
Có thể kể đến một số kết quả đáng ghi nhận như: Tăng trưởng kinh tế bình quân của Hà Giang năm 2022 đạt 7,62%, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người đạt 34,24 triệu đồng/người/năm tăng 3,66 triệu đồng so với năm 2021.
Hạ tầng giao thông kết nối các huyện, xã, thôn luôn được quan tâm đầu tư, các tuyến đường kết nối với các cửa khẩu giáp biên giới như quốc lộ 2 kết nối với Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo đã được đầu tư đạt cấp III; các tuyến quốc lộ khác đều được quy hoạch, đầu tư nâng cấp đạt cấp IV, V như: Quốc lộ 4C, quốc lộ 04...
Đến hết năm 2022, trên địa bàn toàn tỉnh có 96,2% hộ dân được sử dụng điện từ các nguồn. 100% các xã (175/175 xã) có điện lưới quốc gia. Trên địa bàn tỉnh có 40 nhà máy thủy điện đang phát điện vào lưới điện quốc gia với tổng công suất lắp đặt là 752,5 MW.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt đô thị cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân, tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 95%, tăng 3% so với năm 2021. Hệ thống cơ sở trường học, y tế được củng cố. Điều kiện cơ sở vật chất thiết bị dạy học và thiết bị y tế ở các cơ sở đã được đầu tư cải thiện. Đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập, khám chữa và điều trị bệnh của nhân dân trên địa bàn.
Qua gần hai năm triển khai thực hiện chương trình, cơ bản các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần đã được triển khai thực hiện và phân bổ vốn đến các đơn vị, các địa phương thực hiện.
Phần lớn các nội dung hỗ trợ, đầu tư của tiểu dự án, dự án phù hợp với nhu cầu của cơ sở và nhân dân vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe... đã giúp người dân giải quyết được các nhu cầu khó khăn thiết yếu nhất trong đời sống. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào DTTS, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao mức thụ hưởng của nhân dân./
NL
Thông tin khác:
Thẩm định đề cương 17 chuyên đề tham khảo thuộc chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc (05/12/2023)
Bình Phước: Chú trọng giáo dục- đào tạo nhân lực vùng dân tộc thiểu số (06/12/2023)
Kiên Giang: hơn 6,5 tỷ đồng thực hiện chính sách cho Người có uy tín (06/12/2023)
Xây dựng khung chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đội ngũ cán bộ (05/12/2023)
An Giang: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp (06/12/2023)
Đồng bào Công giáo đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển TPHCM (05/12/2023)
Kết nối thiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tuyên Quang (05/12/2023)
Lạng Sơn: Thực hiện 10 dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số (05/12/2023)
Sông Mã- Sơn La: Hơn 74 tỷ đồng xây dựng công trình thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số (05/12/2023)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log