Tin tức - Hoạt động

Đẩy mạnh tuyên truyền bằng ấn phẩm song ngữ Việt- Khmer

Cập nhật lúc 15:30 16/10/2023
Các ấn phẩm bằng tiếng Khmer và song ngữ Việt-Khmer bởi hình thức thể hiện phù hợp, hình ảnh sinh động, qua đó làm tăng hiệu quả tiếp nhận thông tin của người dân. Đặc biệt, ấn phẩm song ngữ Việt-Khmer dễ đọc, dễ hiểu, dễ tiếp nhận, phù hợp với văn hóa đọc của đồng bào
Một ấn phẩm báo chí bằng thể hiện bằng ngôn ngữ Khmer
Một ấn phẩm báo chí bằng thể hiện bằng ngôn ngữ Khmer.

Những năm gần đây, Đài phát thanh - truyền hình các tỉnh, thành: Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… không ngừng cải tiến, đổi mới trong việc sản xuất các chương trình, chuyên mục phát thanh, truyền hình tiếng Khmer, tăng dần thời lượng phát sóng, mở thêm các kênh truyền thông mới, mở rộng diện phủ sóng phát thanh - truyền hình tới các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào Khmer. 
Ông Tào Việt Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương (Ủy ban Dân tộc) cho biết: “Thời gian qua, các địa phương ở ĐBSCL đã quan tâm, thực hiện phủ sóng phát thanh-truyền hình, mở rộng chương trình và tăng thời lượng phát sóng bằng tiếng Khmer đến tất cả thôn, ấp trong vùng có đồng bào Khmer sinh sống. Qua đó giúp người dân thuận lợi trong nắm bắt thông tin, chính sách của Nhà nước đối với dân tộc mình”. Đơn cử như tại tỉnh Trà Vinh, thời gian qua, nhờ có sự tham gia của các sư sãi, giáo viên tiếng Khmer nên Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh tăng khoảng 50% số lượng chương trình phát sóng bằng tiếng Khmer phục vụ công tác tuyên truyền. Hay như tỉnh Kiên Giang, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh tổ chức sản xuất, phát sóng 5 chương trình tiếng Khmer mỗi ngày với tổng thời lượng 200 phút... Hiện nay, ngoài báo in, báo điện tử tiếng Khmer, vùng ĐBSCL có 8 chương trình truyền hình tiếng Khmer, 8 chương trình phát thanh tiếng Khmer của các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương thực hiện. Trong đó, kênh phát thanh của cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại ĐBSCL mỗi ngày phát sóng một chương trình tiếng Khmer thời lượng 30 phút. Nội dung tuyên truyền tập trung vào chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; những điển hình hay, cách làm hiệu quả trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình văn hóa... để bà con tham khảo, học hỏi.
Báo Cần Thơ, từ nhiều năm qua, ngoài báo in bằng tiếng Khmer còn có trang tin điện tử Cần Thơ tiếng Khmer được tích hợp trên Báo Cần Thơ điện tử”, nhà báo Trương Văn Chuyển, Chủ tịch Hội Nhà báo TP Cần Thơ, Tổng biên tập Báo Cần Thơ cho biết. Không dừng lại ở đó, mỗi năm, Báo Cần Thơ còn phát hành miễn phí khoảng 240.000 tờ báo in bằng tiếng Khmer và các ấn phẩm song ngữ Việt-Khmer đến quý sư sãi ở các chùa, người có uy tín và cán bộ người dân tộc Khmer ở các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long và Hậu Giang.
 
Đồng bào Khmer vui múa mừng Lễ Sene Đôlta
Đồng bào Khmer vui múa mừng Lễ Sene Đôlta.
“Ấn phẩm song ngữ Việt-Khmer là kênh để đồng bào hiểu rõ hơn về quan điểm, chủ trương của  Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời góp phần giúp bà con hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa của dân tộc mình...”, Hòa thượng Thạch Hà, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cà Mau, Hội trưởng Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau nhận định. Dưới góc độ là độc giả người dân tộc Khmer, ông Thạch Tùng Linh ở phường 9, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) cho biết: “Tôi đánh giá cao các ấn phẩm bằng tiếng Khmer và song ngữ Việt-Khmer bởi hình thức thể hiện phù hợp, hình ảnh sinh động, qua đó làm tăng hiệu quả tiếp nhận thông tin của người dân. Đặc biệt, ấn phẩm song ngữ Việt-Khmer dễ đọc, dễ hiểu, dễ tiếp nhận, phù hợp với văn hóa đọc của đồng bào”.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hệ thống báo chí tiếng Khmer ngày càng phát triển đã góp phần rất quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần trong vùng có đông đồng bào Khmer. Những đóng góp đó được thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, báo chí tuyên truyền thường xuyên, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các vị chức sắc tôn giáo, những người có uy tín trong cộng đồng và đồng bào Khmer. Nhờ đó, giúp đồng bào nắm bắt nhanh, nhận thức đúng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, báo chí cung cấp thông tin về nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, giúp đồng bào nâng cao tri thức, trình độ dân trí, hiểu biết và ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, từng bước thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thứ ba, báo chí phản ánh tình hình đời sống, sản xuất, những đổi thay trong vùng đồng bào Khmer, những mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên khá giàu để nhiều người cùng học tập, làm theo.

Thứ tư, báo chí cung cấp các chương trình văn nghệ, giải trí nhằm nâng cao đời sống văn hóa - tinh thần và góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer.

Thứ năm, báo chí phản hồi tới các cơ quan Đảng, Nhà nước những tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của các vị chức sắc tôn giáo, những người có uy tín, các tầng lớp dân cư trong vùng đồng bào Khmer.
B. An
Thông tin khác:
Đắk Lắk đẩy mạnh tuyên truyền "Làm mẹ an toàn” cho đồng bào dân tộc thiểu số (16/10/2023)
Người Công giáo Việt Nam "Hiệp hành - Chia sẻ - Phục vụ" (16/10/2023)
Tiền đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất, cao nhất sẽ không gắn với lương cơ sở? (15/10/2023)
Phổ cập pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số (13/10/2023)
Dân vận khéo ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum (13/10/2023)
Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào (13/10/2023)
Đại hội Đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VIII thành công tốt đẹp (12/10/2023)
Cơ sở lý luận thành lập Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam (10/10/2023)
Để xứng đáng là cơ quan ngôn luận Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam (10/10/2023)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log