Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay chiếm 3/4 diện tích cả nước với khoảng 14,1 triệu người, chiếm 14,7% dân số, và thường thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhưng lại có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc thông tin tuyên truyền cho đồng bào ở các khu vực này là rất quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo...
Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi, chiếm 3/4 diện tích cả nước, dân số khoảng 14,1 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước. Những vùng này thường có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Thời gian qua, với sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của bà con, đã giúp cho các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 đạt được nhiều kết quả khá tích cực. Trong đó nổi bật là tỷ lệ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 đã giảm 3,4%, vượt 3% mục tiêu kế hoạch giao. Các nội dung thành phần của chương trình đi sâu, bao phủ hầu hết các mặt của đời sống kinh tế - xã hội với kỳ vọng ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số như: Đất ở, nhà ở, nước sạch, đất sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng thiết yếu, giáo dục, đào tạo nghề... Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi |
Trên cơ sở nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia và sự nỗ lực của các địa phương, đến nay nhiều xã, thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, ổn định và phát triển. Nhiều vướng mắc, bất cập đã được Chính phủ kịp thời nắm và quyết liệt chỉ đạo cơ quan chức năng tháo gỡ; việc triển khai các dự án, tiểu dự án đã thu được kết quả bước đầu.
Dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng đến nay chương trình vẫn còn một số mục tiêu quan trọng chưa thực hiện được như: Khoảng cách chênh lệch, mức sống giữa các dân tộc, vùng miền chưa được thu hẹp; vùng đồng bào dân tộc miền núi cơ bản không còn hộ đói nhưng Chính phủ vẫn phải cấp hàng chục ngàn tấn gạo từ nguồn dự trữ Quốc gia để hỗ trợ cho các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số; vẫn còn 1.551 xã đặc biệt khó khăn; chưa hoàn thành công tác định canh, định cư, chấm dứt tình trạng di cư tự do; chưa giải quyết được vấn đề đất sản xuất cho nông dân thiếu đất; khả năng tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan chậm được khắc phục…
Vì vậy, theo ông Đinh Xuân Thắng – Phó Vụ trưởng Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc, thời gian tới cần tập trung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là thông tin có liên quan đến cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thông tin cho người dân sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát thanh viên tiếng Cơ Tu, Hệ phát thanh Dân tộc, Đài tiếng nói Việt Nam |
Ông Đinh Xuân Thắng nhấn mạnh: thông tin là một trong 6 dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều, bên cạnh dịch vụ việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở và nước sạch. Tiêu chí xác định mức độ thiếu hụt thông tin nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bao gồm: Sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Trong đó, mức độ thiếu hụt sử dụng dịch vụ viễn thông được đo lường bằng việc hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ internet. Ở phương diện hộ gia đình là không có phương tiện nào trong số các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin gồm: Phương tiện dùng chung như tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại; phương tiện cá nhân như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh.
Ông Thắng đánh giá nội dung này rất quan trọng, bởi hiện nay, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài việc thiếu tivi, radio, máy tính để bàn thì cần quan tâm đến việc nếu những thiết bị này thì thì họ sử dụng như thế nào.
“Tôi đi phỏng vấn ở Hà Giang, có thực tế nhiều hộ nghèo được cấp tivi, radio, nhưng chưa xem, chưa nghe, vì thời gian đâu mà nghe. Ví dụ đồng bào Mông ở Hà Giang đi làm từ 3 giờ sáng đến 9 giờ tối mới về thì xem tivi vào lúc nào”, ông Thắng dẫn chứng. Từ đó, ông Thắng cho rằng, việc cấp thiết bị cho hộ nghèo cũng có hai mặt, bởi cần định hướng tốt, đánh giá đúng thực trạng, có thiết bị nhưng dùng như thế nào là nội dung cần phản ánh khách quan, do đó việc thông tin đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là rất quan trọng.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh: vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay chiếm 3/4 diện tích cả nước với khoảng 14,1 triệu người, chiếm 14,7% dân số, và thường thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhưng lại có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Nước ta hiện có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền, tiếp giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia. Trong đó, vùng dân tộc thiểu số dọc tuyến biên giới có 9,8 triệu người thì có 9,6 triệu người là người dân tộc thiểu số. Do đó, đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò rất quan trọng trong giữ rừng, giữ nước, giữ biên cương của Tổ quốc. Chỉ cần một sự cố xảy ra, cả đất nước rung chuyển như vụ việc tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, từ đó việc lấy lại lòng tin sẽ vô cùng khó khăn./. BA
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com