Tìm hiểu thông điệp
- Tìm hiểu thông điệp
- Người ta không thể nói rằng các khoa học thực nghiệm giải thích hoàn toàn sự sống, cơ cấu các thụ tạo và sự toàn vẹn của các thực tại. Có nghĩa là, chúng đã bước ra khỏi ranh giới thực nghiệm của mình. Nếu người ta suy nghĩ trong khung đóng kín này, thì cảm nghiệm vẻ đẹp, thi phú và cả khả năng lý trí để nhận ra ý nghĩa và mục đích vạn vật, cũng tiêu tan. Tôi chỉ xin nhắc lại, “các bản văn tôn giáo cổ điển vẫn có thể đưa ra một ý nghĩa cho tất cả mọi thời đại và có một sức lực tác động luôn khai mở một chân trời mới […] Có hợp lý và khôn ngoan không, khi đưa những bản văn nằm trong bóng tối ra ánh sáng, chỉ vì chúng xuất phát từ một niềm tin tôn giáo?”. (LD 199)
Minh họa và bình luận
Phân biệt khoa học và đức tin chân chính
VẤN ĐỀ: Khoa học mới là tiếng nói chân chính của lòai người tiến bộ. Vì khoa học có khả năng giải đáp mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống con người. Còn Đức tin tôn giáo chẳng qua chỉ là sự mê tín, bắt nguồn từ sự dốt nát của những người thời tiền sử. Ngày nào khoa học hoàn toàn tiến bộ, thì ngày ấy tôn giáo đương nhiên sẽ bị đào thải ?
GIẢI ĐÁP: (LM Đan Vinh - Tổng Giám Huấn Hiệp Hội Thánh Mẫu Việt Nam)
1) Thực ra Khoa học chỉ có giới hạn, và không thể giải đáp được mọi vấn đề liên hệ đến con người:
Vào thế kỷ 19, Khoa học đã tiến một bước nhảy vọt, đem lại những phát minh mới lạ làm đảo lộn mọi hiểu biết của con người về vũ trụ thiên nhiên, khiến cho một số người quá lạc quan, tin tưởng khoa học có khả năng vô hạn, có thể giải quyết được mọi vấn đề đặt ra mà không cần phải nại tới Thiên Chúa hay thần minh nào khác. RENAN đã mạnh dạn tuyên bố: “Tổ chức nhân lọai theo phương pháp khoa học. Đó là câu nói cuối cùng của Tân Khoa Học. Dĩ nhiên lý trí sẽ điều định nhân lọai trước, rồi điều định tới Thiên Chúa sau…” (L ‘Avenir de la science p.37).
Nhưng giây phút phấn khởi ban đầu qua đi mau chóng, và người ta đã dần dần ý thức được sự bất lực của khoa học, sản phẩm của trí khôn con người. Những giả thuyết khoa học mà người đi trước coi là chân lý, đã không còn đứng vững trước những khám phá mới lạ hợp lý hơn của người đi sau. P. TERMINÉ đã khiêm tốn hơn khi thú nhận: “Khoa học liền với bất khả tri. Khoa học đầy bí ẩn mà phần lớn không giải thích được. Khoa học khêu gợi bí nhiệm hơn là giải thích chúng”,
Thực vậy, ngay trong lãnh vực vật chất là đối tượng nghiên cứu của khoa học, thế mà các nhà bác học cũng gặp rất nhiều trở ngại không thể vượt qua. Chẳng hạn: Nhìn một bông lúa ngòai đồng, do quá trình quan sát khoa học có thể cho biết bông sẽ nảy sinh ra hạt lúa. Nhưng lại bất lực không thể hiểu thấu bí nhiệm của việc nảy mộng như thế nào. Cho đến nay, sau bao nhiêu cố gắng, các nhà bác học vẫn không thể làm được một con vật bé nhỏ tầm thường với đời sống tự lập như một con sâu, một con kiến… Đang khi chung quanh họ có không biết bao nhiêu sinh vật khác phức tạp gấp bội phần vẫn chưa được khoa học tìm hiều nghiên cứu.
Như vậy, phải công nhận rằng: Khoa học có giới hạn và không thể tự hào giải quyết được mọi vấn đề, nhất là những vấn đề siêu hình không thuộc đối tượng nghiên cứu của nó như: Thiên Chúa, linh hồn, đời sau… Những vấn đề này thuộc phạm vi đức tin và chỉ có triết học và thần học mới có khả năng và có quyền lên tiếng mà thôi.
2) Đức Tin không phải là mê tín. Nhưng là thái độ cần thiết và hợp lý của con người có trí khôn: Đức Tin chân chính khác hẳn mê tín dị đoan:
- Mê tín là quá tin một điều gì cách mù quáng và vô lý. Mê tín do sự ngu dốt, kém hiểu biết khoa học mà ra. Chẳng hạn ngày xưa người ta tin các hiện tượng thiên nhiên như mưa bão sấm chớp… là những vị thần minh, mà con người nếu muốn được an thân, cần cầu khấn lễ bái để được các vị thần ấy che chở phù giúp. Hoặc ngày nay ở các dân tộc bán khai, dân chúng u mê tin tưởng vào tài chữa bệnh của các thày mo, thày pháp… Thay vì phải uống thuốc chữa bệnh theo toa bác sĩ, họ lại theo lời quỉ thần mách bảo để dâng lễ vật và uống tàn nhang, nước thải… Trong trường hợp này, khi con người càng tiến bộ về khoa học, thì những điều mê tín kia cũng bị sẽ bị đào thải.
- Trái lại, Đức Tin chân chính là chấp nhận chân lý cách sáng suốt, dựa trên những bằng chứng đáng tin như: Dù mắt ta không nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng khi nhìn xem vũ trụ mênh mông vô tận, với những trật tự lạ lùng hòan hảo, hoặc khi nghiên cứu các bộ phận trong cơ thể con người, người ta sẽ trực giác nhận biết phải có một Đấng nào đó đã sáng tạo và an bài mọi sự. Đấng ấy được gọi là Thiên Chúa, Ông Trời hay Đấng Tạo Hóa… (Xem: Đối thoại những vấn đề Khoa học và Đức tin, Trang 15-16) n
FX. ñoã coâng minh
(Söu taàm)
Có nghĩa là, chúng đã bước ra khỏi ranh giới thực nghiệm của mình. Nếu người ta suy nghĩ trong khung đóng kín này, thì cảm nghiệm vẻ đẹp, thi phú và cả khả năng lý trí để nhận ra ý nghĩa và mục đích vạn vật, cũng tiêu tan. Tôi chỉ xin nhắc lại, “các bản văn tôn giáo cổ điển vẫn có thể đưa ra một ý nghĩa cho tất cả mọi thời đại và có một sức lực tác động luôn khai mở một chân trời mới […] Có hợp lý và khôn ngoan không, khi đưa những bản văn nằm trong bóng tối ra ánh sáng, chỉ vì chúng xuất phát từ một niềm tin tôn giáo?”. (LD 199)
Minh họa và bình luận Phân biệt khoa học và đức tin chân chính
VẤN ĐỀ: Khoa học mới là tiếng nói chân chính của lòai người tiến bộ. Vì khoa học có khả năng giải đáp mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống con người. Còn Đức tin tôn giáo chẳng qua chỉ là sự mê tín, bắt nguồn từ sự dốt nát của những người thời tiền sử. Ngày nào khoa học hoàn toàn tiến bộ, thì ngày ấy tôn giáo đương nhiên sẽ bị đào thải ?
GIẢI ĐÁP: (LM Đan Vinh - Tổng Giám Huấn Hiệp Hội Thánh Mẫu Việt Nam)
1) Thực ra Khoa học chỉ có giới hạn, và không thể giải đáp được mọi vấn đề liên hệ đến con người:
Vào thế kỷ 19, Khoa học đã tiến một bước nhảy vọt, đem lại những phát minh mới lạ làm đảo lộn mọi hiểu biết của con người về vũ trụ thiên nhiên, khiến cho một số người quá lạc quan, tin tưởng khoa học có khả năng vô hạn, có thể giải quyết được mọi vấn đề đặt ra mà không cần phải nại tới Thiên Chúa hay thần minh nào khác. RENAN đã mạnh dạn tuyên bố: “Tổ chức nhân lọai theo phương pháp khoa học. Đó là câu nói cuối cùng của Tân Khoa Học. Dĩ nhiên lý trí sẽ điều định nhân lọai trước, rồi điều định tới Thiên Chúa sau…” (L ‘Avenir de la science p.37).
Nhưng giây phút phấn khởi ban đầu qua đi mau chóng, và người ta đã dần dần ý thức được sự bất lực của khoa học, sản phẩm của trí khôn con người. Những giả thuyết khoa học mà người đi trước coi là chân lý, đã không còn đứng vững trước những khám phá mới lạ hợp lý hơn của người đi sau. P. TERMINÉ đã khiêm tốn hơn khi thú nhận: “Khoa học liền với bất khả tri. Khoa học đầy bí ẩn mà phần lớn không giải thích được. Khoa học khêu gợi bí nhiệm hơn là giải thích chúng”,
Thực vậy, ngay trong lãnh vực vật chất là đối tượng nghiên cứu của khoa học, thế mà các nhà bác học cũng gặp rất nhiều trở ngại không thể vượt qua. Chẳng hạn: Nhìn một bông lúa ngòai đồng, do quá trình quan sát khoa học có thể cho biết bông sẽ nảy sinh ra hạt lúa. Nhưng lại bất lực không thể hiểu thấu bí nhiệm của việc nảy mộng như thế nào. Cho đến nay, sau bao nhiêu cố gắng, các nhà bác học vẫn không thể làm được một con vật bé nhỏ tầm thường với đời sống tự lập như một con sâu, một con kiến… Đang khi chung quanh họ có không biết bao nhiêu sinh vật khác phức tạp gấp bội phần vẫn chưa được khoa học tìm hiều nghiên cứu.
Như vậy, phải công nhận rằng: Khoa học có giới hạn và không thể tự hào giải quyết được mọi vấn đề, nhất là những vấn đề siêu hình không thuộc đối tượng nghiên cứu của nó như: Thiên Chúa, linh hồn, đời sau… Những vấn đề này thuộc phạm vi đức tin và chỉ có triết học và thần học mới có khả năng và có quyền lên tiếng mà thôi.
2) Đức Tin không phải là mê tín. Nhưng là thái độ cần thiết và hợp lý của con người có trí khôn: Đức Tin chân chính khác hẳn mê tín dị đoan:
- Mê tín là quá tin một điều gì cách mù quáng và vô lý. Mê tín do sự ngu dốt, kém hiểu biết khoa học mà ra. Chẳng hạn ngày xưa người ta tin các hiện tượng thiên nhiên như mưa bão sấm chớp… là những vị thần minh, mà con người nếu muốn được an thân, cần cầu khấn lễ bái để được các vị thần ấy che chở phù giúp. Hoặc ngày nay ở các dân tộc bán khai, dân chúng u mê tin tưởng vào tài chữa bệnh của các thày mo, thày pháp… Thay vì phải uống thuốc chữa bệnh theo toa bác sĩ, họ lại theo lời quỉ thần mách bảo để dâng lễ vật và uống tàn nhang, nước thải… Trong trường hợp này, khi con người càng tiến bộ về khoa học, thì những điều mê tín kia cũng bị sẽ bị đào thải.
- Trái lại, Đức Tin chân chính là chấp nhận chân lý cách sáng suốt, dựa trên những bằng chứng đáng tin như: Dù mắt ta không nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng khi nhìn xem vũ trụ mênh mông vô tận, với những trật tự lạ lùng hòan hảo, hoặc khi nghiên cứu các bộ phận trong cơ thể con người, người ta sẽ trực giác nhận biết phải có một Đấng nào đó đã sáng tạo và an bài mọi sự. Đấng ấy được gọi là Thiên Chúa, Ông Trời hay Đấng Tạo Hóa… (Xem: Đối thoại những vấn đề Khoa học và Đức tin, Trang 15-16).