Tin tức - Hoạt động

Giáo xứ Bằng Phú

Cập nhật lúc 16:16 27/04/2020
Nhà thờ giáo xứ Bằng Phú. Ảnh: CTV
Nhà thờ giáo xứ Bằng Phú. Ảnh: CTV
Lịch sử hình thành và phát triển

Giáo xứ Bằng Phú trước đây là một vùng đồi núi rậm rạp. Dân cư chủ yếu là người Mường, sống trên những nếp nhà sàn cách xa nhau, heo hút trong rừng. Sử cũ không nói gì nhiều về Bằng Phú nhưng theo các bậc cao niên kể lại thì các cố Tây (hay các cha người Việt) trước khi lên đây phải trải qua một thời gian học tiếng dân tộc Mường, tập làm quen với nét văn hóa của người bản địa. Các cha thường phải đi bộ nhiều ngày đường vào các bản làng đế ban các bí tích, thăm hỏi, chữa bệnh cho giáo dân... Nhiều cha đã chết sạu một đến hai năm phục vụ tại đây, vì căn bệnh sốt rét và nhiều chứng bệnh lạ khác (hiện tại dưới chân tượng Đức Mẹ còn mộ cha Phaolô Nguyễn Văn Chế, người xứ Ba Làng, chết khi mới 36 tuổi).

Giáo xứ Bằng Phú trước đây có tên là Dương Giao, được thành lập vào năm 1910 dưới thời Đức cha Marcou Thành, nhận Đức Maria Mẹ Thiên Chúa làm bổn mạng, với 900 giáo dân, nhưng mãi đến năm 1918 mới có nhà xứ.

Năm 1920, giáo xứ Bằng Phú có 9 họ lẻ: Dương Giao (Khi Lâu) toàn tòng trong Tổng Phú ở huyện Thạch Thành; Bằng Phú (Làng Trám) toàn tòng trong tổng Án Đỗ, huyện Thạch Thành; Bằng Lợi (Làng Loi) toàn tòng trong tổng Án Đỗ, huyện Thạch Thành; Cự Lỷ (Cữ Lý) toàn tòng trong tống cổ Tế, huyện Thạch Thành; Cự Môn (Làng Môn) gián tòng, trước là Phú Môn, huyện Thạch Thành; Lạc Sơn (Rọc Khoai) gián tòng về tổng Lông Ngọc, huyện Cẩm Thủy; Thanh Sơn (Thanh Tọc) gián tòng về Cử Lử, tổng Phú Môn, huyện Cẩm Thủy; Ngọc Đường (Làng Vông) toàn tòng về Cử Lử, huyện Cẩm Thủy; Ngọc Chúc (Làng Rồng) toàn tòng về Cử Lử, huyện Cẩm Thủy.

Theo sử cũ chép lại: “Lòng bồn đạo xem ra sốt sắng khi trước, đừng kể mỗi một hộ có mấy người vẫn khô khan, nguội lạnh, dù lễ cả cũng chẳng xem sao, công việc làm ăn xem ra tất bật quá, chỉ thấy mất mùa, đại hạn, lụt lội, đi đến đâu cũng thấy kẻ kêu đói, mà trong xứ có đến nửa phần người thiếu thốn, không có bữa”.

Từ năm 1976 - 2001, Bằng Phú không có linh mục quản xứ mà chỉ kiêm nhiệm. Các công việc của giáo xứ như chầu lượt phải nhờ xứ khác.

Năm 2001, cha Phaolô Trần Quang Kính xin thủ tục xây lại nhà xứ và đặt nền móng nhà thờ. Sau đó, Đức cha giáo phận cử cha Giuse Phạm Văn Định về quản xứ Bằng Phú và ở trực tiếp với giáo dân. Từ đây, giáo xứ đã chuyển qua một trang sử mới. Nhà thờ xứ được Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm cung hiến ngày 24/10/2001. Cũng trong thời gian này, cộng đoàn 112 Thạch Quang được thành lập.

Năm 2005, cha Phêrô Nguyễn Cao Vinh được cử về thay cha Giuse Phạm Văn Định. Trong thời gian này, cha xây nhà thờ giáo họ Cự Môn (nằm 2006) và thành lập nhiều hội đoàn trong giáo xứ. Sinh hoạt của giáo xứ trở nên đa dạng và sôi nổi, nét văn hóa dân tộc Mường được ngài cổ vũ bảo tồn. Năm 2008, cộng đoàn Thành Vinh được thành lập.

Năm 2010, cha Phêrô Nguyễn Cao Vinh chuyển về xứ Sầm Sơn, cha phó Giuse Trịnh Đức Ngọc được lên làm chính xứ và tiếp tục đồng hành cùng bà con giáo dân trong công tác mục vụ. Hiện ngài đã hoàn thành công trình xây dựng nhà thờ giáo họ Ngọc Đường.

Giáo xứ Bằng Phú hiện nay

Số giáo dân của giáo xứ có khoảng 95% là người dân tộc Mường, sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng lúa trên các ruộng bậc thang, một số ít thì trồng rừng.

Hiện nay, giáo xứ có 1 ngôi nhà thờ xứ và 5 nhà thờ giáo họ. Còn 4 giáo họ và 2 cộng đoàn chưa có nhà thờ. Mỗi lần các cha đến, giáo dân dựng lều bạt hoặc mượn nhà dân để dâng lễ.

Là một giáo xứ có đa phần là người dân tộc, nên Bằng Phú cũng có nhưng nét rất riêng về văn hóa, lối sống. Trong những năm gần đây, nhờ sự hỗ trợ của các cha quản xứ, Bằng Phú đã bảo tồn cũng như phục hồi được những giá trị văn hóa riêng của mình đồng thời bỏ đi những hủ tục lạc hậu. Hiện giáo xứ có Hội cồng chiêng, có phường Bát Âm mang nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường
Thông tin khác:
Tp. Hồ Chí Minh: 32 tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường (23/04/2020)
Venezia: Chuyện về ngôi thánh đường được xây dựng giữa lúc dịch bệnh (23/04/2020)
“Linh mục là người biết nhớ” (23/04/2020)
Bổ nhiệm Phó Tổng biên tập tạp chí Mặt trận (21/04/2020)
Mùa Chay – Tuần thánh những tập tục và truyền thống (21/04/2020)
Chúc mừng lễ bổn mạng cha Chính xứ Hàm Long (21/04/2020)
Nhà thờ Chính tòa Hà Nội: Đại lễ phục sinh 2020 trong bối cảnh Covid-19 (21/04/2020)
"Hãy biết chia cơm sẻ áo với những người cơ hàn” (21/04/2020)
Nhà thờ giáo xứ Kẻ Láng. (20/04/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log