Tin tức - Hoạt động

Hòa Bình: Đẩy mạnh hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cập nhật lúc 11:31 29/11/2023
Tỉnh Hòa Bình đã đề ra các giải pháp cụ thể là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; tập trung đầu tư cho các xã có điều kiện thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, các xã, thôn, xóm khó khăn nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, DTTS khó khăn nhất để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025
Tỉnh Hòa Bình có 145/151 xã, phường, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) theo trình độ phát triển trên địa bàn giai đoạn 2021-2025; trong đó: 59 xã khu vực III thuộc diện đặc biệt khó khăn, 12 xã khu vực II, 74 xã khu vực I và 86 thôn, xóm đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II, khu vực I.

Đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, đây là vùng "lõi nghèo" của cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh. Do xuất phát điểm thấp nên hạ tầng kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực thôn, xã đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế, kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp, chưa mang tính hàng hóa, đời sống của nhân dân chưa thực sự đảm bảo, điều kiện và cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội thấp; thoát nghèo chưa có tính bền vững, nguy cơ tái nghèo cao; chất lượng nguồn nhân lực thấp, đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập; còn một số hạn chế về bình đẳng giới; vẫn tồn tại hủ tục như: tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN (gọi tắt là MTQG 1719), tỉnh Hòa Bình có tổng số vốn kế hoạch năm 2023 là 813.580 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư là 361.171 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 452.409 triệu đồng. Ước thực hiện đến ngày 31/12/2023 hoàn thành và giải ngân 100% so với kế hoạch giao, bao gồm cả nguồn kinh phí năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023.
Giao thông tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình đã thuận tiện hơn
Giao thông tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình đã thuận tiện hơn
Tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS&MN của tỉnh; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước.

Tỉnh cũng đã đề ra các giải pháp cụ thể là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; tập trung đầu tư cho các xã có điều kiện thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, các xã, thôn, xóm khó khăn nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, DTTS khó khăn nhất để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay đã đạt được những kết quả ban đầu khá rõ nét:

Đối với dự án hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội huyện nghèo (huyện Đà Bắc), nguồn vốn ngân ngân sách Trung ương 2021-2023 được giao 121.149 triệu đồng trong đó vốn đầu tư phát triển 114.651 triệu đồng; vốn sự nghiệp 6.498 triệu đồng; ngân sách địa phương (cấp huyện). Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc đã triển khai xây dựng 41 công trình hạ tầng như đường giao thông, công trình nước sinh hoạt, ngầm nước kênh mương… trên địa bàn theo quy định. Đến nay đã có 12 công trình đã hoàn thành và 29 công trình đang thi công. Thực hiện duy tu bảo dưỡng cho 70 danh mục dự án và chuẩn bị thực hiện duy tu bảo dưỡng cho 159 danh mục dự án tiếp theo. Thực hiện giải ngân được 67.635 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 63.547 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 4.088 triệu đồng, đạt 55,8% kế hoạch vốn giao. Triển khai đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn tổng nguồn kinh phí thực hiện là 73.719 đồng trong đó vốn đầu tư phát triển 67.017 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 6.702 triệu đồng; hiện đang trong quá trình triển khai công tác chuẩn bị đầu tư thực hiện 01 công trình Cải tạo, sửa chữa đường huyện (ĐH.34) từ ngã ba Ênh, xã Tân Minh - xã Yên Hòa, huyện Đà Bắc và duy tu, bảo dưỡng một số công trình giao thông khác do cấp xã làm chủ đầu tư.
Nuôi cá lồng tại hồ Hòa Bình trên địa bàn huyện Đà Bắc
Nuôi cá lồng tại hồ Hòa Bình trên địa bàn huyện Đà Bắc
Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, nguồn vốn giao 53.182 triệu đồng trong đó ngân sách Trung ương: 53.182 triệu đồng; ngân sách địa phương (cấp huyện). Đến nay, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đang triển khai xây dựng các dự án theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Đã và đang triển khai thực hiện 31 dự án và kế hoạch năm 2023 thực hiện khoảng 35 dự án; thực hiện giải ngân được 1.656 triệu đồng, đạt 3,11% kế hoạch vốn giao. Dự kiến đến hết 31/12/2023 giải ngân hết 100% vốn được giao giai đoạn 2021-2023.

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nguồn vốn được giao giai đoạn 2022-2023 là 22.963 triệu đồng trong đó ngân sách Trung ương 22.963 triệu đồng. Đến nay, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đang triển khai xây dựng các dự án theo các hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và đang phê duyệt dự án để triển khai thực hiện.

Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn tổng số nguồn vốn được phân bổ là 101.891 triệu đồng, trong đó nguồn vốn được phân bổ từ ngân sách Trung ương 97.578 triệu đồng, ngân sách tỉnh đã bố trí 4.313 triệu đồng. Hiện nay, chủ đầu tư đang triển khai, thực hiện dự án xây dựng khu liên hợp cơ sở thực hành và ký túc xã học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình và dự án mở rộng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình và nghề trọng điểm quốc gia. Thực hiện giải ngân được 33.543 triệu đồng, đạt 32,9% kế hoạch vốn giao. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tổng số nguồn vốn được giao từ ngân sách Trung ương 1.144 triệu đồng. Thực hiện giải ngân được 282 triệu đồng, đạt 24,65% kế hoạch vốn giao.

Hỗ trợ việc làm bền vững tổng nguồn vốn được giao 14.819 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương là 14.530 triệu đồng, ngân sách tỉnh 289 triệu đồng. Thực hiện dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu của 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; tổ chức các sàn giao dịch việc làm, Hội chợ việc làm. Đến nay các đơn vị dạy nghề triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề. Mở 77 lớp dạy nghề cho 2.336 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tham gia; 06 phóng sự tuyên truyền, 03 cuộc tọa đàm về công tác đào tạo nghề cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mời thoát nghèo trên địa bàn tỉnh,…/
TH
Thông tin khác:
Nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long (29/11/2023)
Yên Bái: Kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước phát triển (29/11/2023)
Quy định mới về công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (27/11/2023)
Thách thức giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đăk Nông (26/11/2023)
Đăk Nông: Nhiều mô hình hay trong phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số (26/11/2023)
Lâm Đồng: Phát huy nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số (24/11/2023)
Người cao tuổi thuộc dân tộc thiểu số được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thế nào? (24/11/2023)
Nỗ lực giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Phú Thọ (24/11/2023)
Nhịp cầu đưa nông sản của đồng bào dân tộc thiểu số ra thị trường (24/11/2023)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log