cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn |
Từ năm 2022, tỉnh Vĩnh Long đã được nhận tổng kinh phí từ ngân sách trung ương phân bổ là hơn 16 tỷ đồng để thực hiện 8 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn I: từ năm 2021-2025 tỉnh đã nhanh chóng triển khai các hoạt động.
Về giáo dục, trên địa bàn các xã đông đồng bào dân tộc của tỉnh có 15 trường mầm non và phổ thông, trong đó có ba trường đạt chuẩn quốc gia; các xã đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Trường phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh ngày càng phát huy hiệu quả, đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy và quản lý, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2021-2022 đạt 100%, nhiều em đã thi đỗ vào trường đại học, cao đẳng và học nghề...
Tình hình hoạt động y tế trên địa bàn các huyện, thị xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ổn định, công tác phòng chống dịch bệnh được duy trì, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế hơn 90%…
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phê duyệt danh sách cho 28 hộ nghèo vay vốn chuyển đổi nghề. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân hơn hai tỷ đồng cho 28 hộ nghèo ở các huyện Tam Bình, Trà Ôn và thị xã Bình Minh vay vốn chuyển đổi nghề.
Theo đó, Ủy ban nhân dân các huyện Tam Bình, Trà Ôn và thị xã Bình Minh phê duyệt danh sách bổ sung cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tổng số người được gia hạn cấp thẻ bảo hiểm y tế là 35.280 người.
Tỉnh Vĩnh Long cũng luôn quan tâm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh bằng việc đã thực hiện triển khai các dự án ở các xã có đông đồng bào dân tộc như: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt...