Tin tức - Hoạt động

Những chính sách bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cập nhật lúc 11:37 08/12/2023
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú chủ yếu tại vùng rừng núi, trung du, vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hóa, trong đó có chính sách bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú trên ¾ diện tích đất nước, tập trung chủ yếu vùng rừng núi, trung du, vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta vừa có tính thống nhất, vừa có tính đa dạng. Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hóa, trong đó có chính sách bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1270/QĐ-TTg, ngày 27-7-2011, “Phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”” nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội phát triển văn hóa dân tộc, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, hướng tới bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế...; Quyết định số 2493/QĐ-TTg, ngày 22-12-2016, “Phê duyệt Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020”, hướng tới mục tiêu huy động nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia gìn giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của toàn xã hội, các chủ thể văn hóa và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Dựa trên Quyết định số 1270/QĐ-TTg, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020. Cùng với đó là Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 được Ban hành theo Quyết định số 1909/QĐ-TTg, ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ…

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4686/QĐ-BVHTTDL, ngày 31-12-2013, “Phê duyệt Đề án tổ chức định kỳ “Ngày hội, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào các dân tộc thiểu số” theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2013 - 2020”; Quyết định số 3965/QĐ-BVHTTDL, ngày 16-11-2015, “Về việc phê duyệt Dự án “Chương trình hoạt động, lễ hội và biểu diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia giai đoạn 2015 - 2020” (thuộc Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)”... Qua đó, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa được diễn ra trên phạm vi cả nước, từng vùng, từng địa phương, từng dân tộc, như Giao lưu văn hóa các dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam hằng năm; ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung và miền Đông Nam Bộ, ngày hội văn hóa dân tộc Mông, Chăm, Khmer, Mường, Dao, Hoa, Thái...; liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái.... Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam được nâng cao. Các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng được lập hồ sơ khoa học, xếp hạng cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt. Việt Nam đã có nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, như Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (năm 2008); Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (năm 2019); Nghệ thuật Xòe Thái (năm 2022)...

Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL, ngày 18-1-2019, về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” với mục tiêu bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, khơi dậy lòng tự hào đối với văn hóa và trang phục truyền thống các dân tộc, hình thành ý thức, động lực để chính các chủ thể văn hóa, các cấp chính quyền địa phương có ý thức bảo tồn, phát huy và sử dụng trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống.

Cùng với việc ban hành các văn bản trên, xác định những người có uy tín, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn, trao truyền, phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của các dân tộc thiểu số, hằng năm, Bộ, ngành chức năng thường tổ chức gặp mặt già làng, trưởng bản, những người có uy tín là người dân tộc thiểu số, trao tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú cho các nghệ nhân đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, như nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; tri thức dân gian; ngữ văn dân gian; tiếng nói, chữ viết; lễ hội truyền thống.../
PV
Thông tin khác:
Nhịp cầu kết nối tiêu thụ nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (07/12/2023)
Hà Giang: Chuyển biến tích cực từ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (07/12/2023)
Chuyển biến tích cực từ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (06/12/2023)
Thẩm định đề cương 17 chuyên đề tham khảo thuộc chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc (05/12/2023)
Bình Phước: Chú trọng giáo dục- đào tạo nhân lực vùng dân tộc thiểu số (06/12/2023)
Kiên Giang: hơn 6,5 tỷ đồng thực hiện chính sách cho Người có uy tín (06/12/2023)
Xây dựng khung chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đội ngũ cán bộ (05/12/2023)
An Giang: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp (06/12/2023)
Đồng bào Công giáo đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển TPHCM (05/12/2023)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log