Tin tức - Hoạt động

Niềm tin về Chính phủ hành động

Cập nhật lúc 06:08 14/08/2021
Dịch COVID-19 dã kéo dài cả năm nay khiến đại bộ phận người dân, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong mưu sinh, nhiều người rơi vào tình thế cơ cực, do mất kế sinh nhai, phải ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế di chuyển.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố để thực hiện ngay các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV hôm 30-7. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố để thực hiện ngay các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV hôm 30-7. Ảnh: Nhật Bắc
Dịch COVID-19 dã kéo dài cả năm nay khiến đại bộ phận người dân, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong mưu sinh, nhiều người rơi vào tình thế cơ cực, do mất kế sinh nhai, phải ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế di chuyển. Trong lúc khó khăn ấy, Chính phủ đã kịp thời đưa ra gói cứu trợ 26.000 tỷ đồng. Đây là lần thứ hai Chính phủ triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội trong tình hình dịch COVID-19, kể từ năm 2020.
Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm kịp thời hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Cụ thể, theo Nghị quyết 68 của Chính phủ về gói an sinh xã hội 26.000 tỷ đồng, có 12 nhóm chính sách hỗ trợ được áp dụng. Trong đó, 7 nhóm chính sách liên quan đến người lao động và 5 nhóm chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động.
Mức hỗ trợ đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác do địa phương chi ngân sách, xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ. Chính phủ chỉ quy định mức sàn hỗ trợ là 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày, căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.
Đối tượng thuộc diện F0, F1, dù là người lớn hay trẻ em đều được hưởng tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày, tối đa 21 ngày. Còn chi phí điều trị tính ngày điều trị thực tế, tối đa 45 ngày. Trẻ em, phụ nữ mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng. Đối tượng này áp dụng cho cả người ngưng việc, người tạm hoãn hợp đồng lao động, người đang cách ly. 
Đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, gói cứu trợ đang giúp họ có thêm nguồn vốn để trả lương cho người lao động, dành thêm nguồn lực để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Hiện nhiều doanh nghiệp tại Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương đang làm thủ tục tiếp cận nguồn hỗ trợ này. Theo quy định, doanh nghiệp sử dụng lao động phải dừng sản xuất, kinh doanh do yêu cầu của cơ quan nhà nước để phòng chống COVID-19, khi quay trở lại sản xuất kinh doanh được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0%. 
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó có gần 1,2 triệu người đang thất nghiệp.
Hiện nay công tác giải ngân gói 26.000 tỷ đồng đang được nhanh chóng thực hiện với thủ tục nhanh gọn, linh hoạt. Nếu như gói hỗ trợ năm 2020 nhiều thủ tục, thời gian xem xét có khi phải đợi cả tháng, thì nay chỉ còn 4 ngày và thêm 3 ngày để giải ngân, tức là tối đa 7 ngày tiền sẽ đến tay người dân. Tại TP. Hồ Chí Minh, địa phương đang là “vùng nóng” về COVID-19 với số ca nhiễm phát hiện lên đến con số cả nghìn người mỗi ngày, đã ngay lập tức tiến hành giải ngân tới tận tay người thụ hưởng. 
Số tiền một vài triệu đồng tuy không lớn nhưng trong tình thế cấp bách, nó chẳng khác nào bệnh nhân cấp cứu được trợ thuốc kịp thời. Với những người không việc làm, không đồng lương, kể cả người yếu thế nhất mưu sinh trên đường phố bằng nghề bán vé dạo, đánh giày, bán, buôn đồng nát thì đồng tiền cứu trợ chính là nghĩa tình giữa Chính phủ với người dân, đúng như Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định quyết tâm trọng nhất là không có ai ở bất cứ nơi nào thiếu ăn, thiếu mặc, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.
Đại dịch COVID-19  đã, đang càn quét khắp các miền trong cả nước, đặc biệt là tại một số tỉnh, thành: Bắc Giang, Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...  ảnh hưởng đến cuộc sống hàng triệu người. Những người yếu thế, người lao động, doanh nghiệp rất mong chờ gói hỗ trợ. Đồng tiền đến đúng nơi, đúng lúc không chỉ tiếp sức cho người dân qua cơn bĩ cực mà còn nhân lên niềm tin vào một Chính phủ hành động để không ai bị bỏ lại phía sau. Gói an sinh xã hội 26.000 tỷ đồng là hành động thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong công tác chăm lo cho đời sống nhân dân, gồm cả những người dân và doanh nghiệp yếu thế nhất nhưng đang bị tổn thương trong đại dịch COVID-19.
BÙI AN
Thông tin khác:
Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con (13/08/2021)
Nếp sống gia đình (13/08/2021)
Phát huy cách làm hay, sáng tạo, thấm đẫm tình đồng bào, nghĩa đồng bào trong phòng, chống dịch (11/08/2021)
Những món quà động viên đầy ý nghĩa (09/08/2021)
Hạnh phúc bữa ăn gia đình (07/08/2021)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đội ngũ tri thức (06/08/2021)
Thư kêu gọi thực hiện chiến dịch bó hoa thiêng cầu nguyện cho Thế giơi và đất nước Việt Nam sớm chấm dứt đại dịch Covid-19 (04/08/2021)
Tình nguyện viên các tôn giáo lên đường phục vụ bệnh nhân COVID-19 (04/08/2021)
ĐTC ban ơn Toàn xá nhân Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi (02/08/2021)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log