Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vòng hoa viếng nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch năm 1960. Ảnh: TL |
Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng”. Trích trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Cứu Quốc vào ngày 10 tháng 3 năm 1946 phần nào thể hiện tấm lòng tình cảm của Bác dành cho những người có công với đất nước.
“Uống nước nhớ nguồn” luôn là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời này của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt những người có công với cách mạng, có công với đất nước, hy sinh thân mình cho sự độc lập của đất nước lại càng lớn lao và càng đáng được tôn vinh. Người hiểu điều đó và luôn thể hiện tình cảm biết ơn với những con người đã hy sinh vì đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chia sẻ nỗi đau mất mát to lớn này với các gia đình liệt sĩ, những người có cha có mẹ, có chồng có vợ, có con đã hy sinh. Không chỉ coi con các liệt sĩ như con cái mà còn gửi thư chia buồn với các gia đình, trong “Thư gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng, Giám đốc Y tế Bắc Bộ” tháng 1/1947, Người viết: “Tôi được báo cáo rằng: con giai của ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên, thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn ngài và gửi ngài lời chào thân ái và quyết thắng!”.
Đặt biệt, Người quan tâm đến đời sống kinh tế các gia đình có người thân là thương binh liệt sĩ, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất cho thương binh tử sĩ.
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn trong lòng về việc đền ơn đáp nghĩa với thương, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.