“Đường về nhà” của lao động nhập cứ còn nhiều bất cập. Ảnh: CTV |
Người lao động nhập cư là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong mọi xã hội. Họ là những người vì nhiều lí do như chiến tranh, nghèo đói phải rời bỏ quê hương mình để sinh sống ở một quốc gia khác. Họ thường xuyên là nạn nhân của các tổ chức buôn người, lừa đảo. Họ là thành phần yếu thế khi học vấn và trình độ hạn chế nơi đất khách quê người. Họ phải làm những công việc nguy hiểm và nặng nhọc nhất trong xã hội. Người lao động trong thời kì dịch Covid càng trở nên khó khăn khi họ phải đối mặt với tình thế mất việc làm và ít nhận được sự chú ý, quan tâm của cộng đồng trong nước và ngoài nước. Đơn cử như ở bài viết này là người lao động Việt Nam ở Đài Loan.
Trong số những người lao động tại Đài Loan, người lao động Việt Nam là những người chịu khó khăn nhất. Khi rời quê hương họ đã phải trả một chi phí quá cao so với các quốc gia khác: “Theo đó, lao động Philippines, Thái Lan phải trả 1.000 - 2.000 USD, Indonesia: 2.000 - 3.000 USD, Việt Nam: 3.000 - 4.000 USD đối với lao động làm việc trong nhà máy; do vậy phần lớn chi phí của người lao động rơi vào tay các công ty dịch vụ việc làm Đài Loan.” (Lao động sang Đài Loan làm việc: người Việt phải trả phí cao gấp đôi Philippines -http://laodongquocte.net/). Việc thu phí quá cao so với quy định không chỉ gây hại đến quyền lợi của người lao động, mà cũng dẫn tới việc người lao động bỏ trốn sau khi hết hạn hợp đồng để làm việc bất hợp pháp nhằm kiếm thêm thu nhập bù vào chi phí xuất cảnh quá lớn phải bỏ ra.
Và hiện nay khi dịch bệnh nổ ra, họ muốn trở về nhưng những chuyến bay nhân đạo quá ít trong khi những chuyến bay charter (chuyến bay thuê trọn gói) lại bị hét những cái giá “trên trời”. Trung bình để bay chuyến charter về Việt Nam, mỗi người phải chi trả từ 50 đến 70 triệu Việt Nam đồng cho khoảng ba tiếng bay (chi phí bay trước khi dịch bệnh từ 3 – 4 triệu/một chiều). Đó là một cái giá quá vô lý!
Sự vô lý quá rõ ràng nhưng câu hỏi là ai đã cho phép thổi mức giá cao như vậy cho các công ty môi giới vận chuyển? Trách nhiệm của quản lý nhà nước trong những vấn đề này ra sao? Nhiều tranh luận xung quanh câu chuyện về nước của người lao động tại Đài Loan cũng xảy ra. Những bên trung gian môi giới vé máy bay thì cho rằng: đâu có ai ép ai phải mua, nhưng họ quên rằng trong thời điểm dịch bệnh này, những người lao động đó phải lựa chọn giữa cái giá “trên trời” hoặc vạ vật nơi xứ người. Họ hoàn toàn không có lựa chọn khác. Một số người trong nước thì cho rằng chống dịch trong nước đã quá căng thẳng, không ai lo được cho những người bên ngoài. Vậy những người lao động ở nước ngoài họ thuộc về đâu khi không nơi nào để ý họ? Khi những câu hỏi và những tranh luận đang diễn ra sổi nổi thì rất nhiều những người lao động Việt Nam tại Đài Loan vẫn từng ngày phải chịu đựng sự “hút máu” từ những công ty môi giới vận chuyển