Tin tức - Hoạt động

Tuyên Quang: Hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện công tác dân tộc- miền núi

Cập nhật lúc 17:16 26/10/2022
Tỉnh Tuyên Quang có 56,76% dân số toàn tỉnh là đồng bào dân tộc thiểu số. Tuyên Quang xác định mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm bình quân trên 3%/năm, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 4%/năm trở lên, phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với năm 2021
Đồng bào dân tộc thiểu số tại Hàm Yên, Tuyên Quang phát triển kinh tế từ trồng cam
Đồng bào dân tộc thiểu số tại Hàm Yên, Tuyên Quang phát triển kinh tế từ trồng cam
 
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã có nhiều năm ở chiến khu Việt Bắc, trong đó có Tuyên Quang. Đồng bào, cán bộ chiến sĩ các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã đồng cam cộng khổ, có nhiều đóng góp, cống hiến to lớn cho đất nước trong hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Hiện nay, Tuyên Quang là tỉnh miền núi  có có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, với 138 xã, phường, thị trấn, trong đó có 121 đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (trong đó có 50 xã thuộc khu vực III, 15 xã khu vực II và 56 xã khu vực I); có 570 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Dân số toàn tỉnh gần 785 nghìn người với 46 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó có trên 445 nghìn người DTTS, chiếm 56,76% dân số toàn tỉnh. Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Tuyên Quang có 01 dân tộc được công nhận là dân tộc có khó khăn đặc thù; 02 dân tộc được công nhận là dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ về phát triển kinh tế- xã hội, nhưng đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang còn gặp nhiều khó khăn; trên 41% còn là hộ nghèo, cận nghèo; 36% số hộ nhà ở đơn sơ, thiếu kiên cố; 12,8% đồng bào dân tộc thiểu số trên 15 tuổi không biết chữ; tình trạng tảo hôn trên 20% (cao nhất là dân tộc Mông 51%, dân tộc dao 31%).
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã được Quốc hội khoá 14 phê duyệt đề án tại Nghị quyết số 88/2019/QH 14 ngày 18/11/2019, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh đề xuất với Tỉnh uỷ đưa nội dung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh vào Chương trình hành động số 01-CTrHĐ/TU ngày 18/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh, Ban Dân tộc đã chủ động xây dựng đề cương, nhiệm vụ của Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh; triển khai rà soát, xác định đối tượng, phạm vi, nhu cầu vốn thực hiện của 10 dự án thành phần làm cơ sở thông qua tại kỳ họp thứ 5, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII).
Tỉnh Tuyên Quang đã xác định mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm bình quân trên 3%/năm, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 4%/năm trở lên, phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ (theo Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025); hoàn thành việc thực hiện xóa nhà ở tạm, dột nát cho 3.820  hộ nghèo (100% số hộ trong danh sách rà soát tháng 6/2021) và số phát sinh mới không quá 5%, trong đó trong đó làm nhà mới cho 2.861 hộ nghèo, sửa chữa nhà cho 959 hộ nghèo (theo Đề án xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2025).
Để thực hiện có hiệu quả công tác dân tộ, các cấp lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang xác định, giải quyết vấn đề dân tộc là công việc của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị, trong đó cán bộ, đảng viên giữ vai trò lực lượng nòng cốt để tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chính sách dân tộc có tính toàn diện, gắn việc thực hiện chính sách dân tộc với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng các tầng lớp nhân dân; tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất; nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, nhân tố tích cực trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó cần chú trọng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số; xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại và kỳ thị dân tộc; xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội; khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.
Sơn Minh
Thông tin khác:
Quảng Nam: Nhiều quyết sách phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số (26/10/2022)
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ (25/10/2022)
Đại hội đại biểu người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tỉnh Quảng Bình lần thứ II (23/10/2022)
Mừng 105 năm Đức Mẹ Fatima (21/10/2022)
Chung tay vì người nghèo bằng sự sẻ chia và cảm thông sâu sắc nhất (21/10/2022)
Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu (20/10/2022)
Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số (20/10/2022)
Đại hội đại biểu Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thành phố Hải Phòng lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2022-2027 (19/10/2022)
Đại hội Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VII thành công tốt đẹp (19/10/2022)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log