Văn hóa nghệ thuật

Ấn tượng Quảng Bình

Cập nhật lúc 16:22 08/11/2018
Lũy Thầy ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình được chúa Nguyễn Phúc Nguyên cử Đào Duy Từ điều hành việc xây dựng năm 1631 tạo ranh giới quân sự Đàng Trong và Đàng Ngoài, thuộc thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Lũy Nhật Lệ (còn có tên khác là lũy Thầy, lũy Đồng Hới, lũy Trường Dục). Ảnh: Huy Hoàng
Lũy Nhật Lệ (còn có tên khác là lũy Thầy, lũy Đồng Hới, lũy Trường Dục). Ảnh: Huy Hoàng
Nơi đây chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt giữa quân đội hai phía suốt trên 200 năm (1570-1786). Thời Quang Trung nơi đây chứng kiến cảnh hành quân hào hùng của nghĩa quân cùng voi chiến ra Bắc đánh đuổi quân Thanh xâm lược. Sau khi nhà Nguyễn nắm quyền điều hành đất nước, Lũy Thầy được tôn tạo kiên cố bằng gạch vồ cỡ lớn nung già và kiến trúc theo kiểu thành trì quân sự cổ điển phương Tây thế kỷ XVII, hình múi khế, xoay theo hướng tây nam - đông bắc cao 4m, chu vi 1.860m, mặt thành rộng 1,35m, cách chân thành 6m có hồ rộng gần 30m, ba cổng vào ra ở ba phía đông, bắc và nam được xây dựng theo kiểu cổng tam quan cổ truyền Việt Nam, có vọng canh tám mái, sau cổng có cầu gạch mái vòm bắc qua con hào để thông ra ngoài. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, giành nhiều chiến tích tại Lũy Thầy. Năm 2012, Nhà nước triển khai dự án khôi phục di tích lịch sử này.

Sông Gianh dài khoảng 160 km chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ núi Cô Pi cao trên 2.000 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, rồi đổ ra biển ở Cửa Gianh. Diện tích lưu vực sông Gianh rộng 4.680 km vuông. Tàu thuyền có thể qua lại đoạn sông từ Cửa Gianh đến Ba Đồn, mùa nước có thể lên thị trấn Đồng Lê huyện Tuyên Hóa. Trong lịch sử, sông Gianh là ranh giới phân chia Đàng Trong với Đàng Ngoài, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Chiến trường chính của giai đoạn này là miền Bố Chính (Quảng Bình). Quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy. Các di tích này, một số hiện vẫn còn. Thời chống thực dân Pháp đến thời chống đế quốc Mỹ sông Gianh gắn liền với chiến công hiển hách của quân và dân ta. Hàng vạn chiến sĩ, thanh niên xung phong, hàng vạn tấn vũ khí vào Nam, hàng vạn phương tiện vận tải quân sự dân sự bất chấp máy bay Mỹ ném bom và thả thủy lôi, đã vượt sông với sự hỗ trợ của đồng bào địa phương vào Nam chiến đấu.
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Nét vàng trên gốm Bát Tràng (06/11/2018)
Tiểu chủng viện Làng Sông và dấu ấn văn hóa Đàng Trong (06/11/2018)
Batimê kêu lớn (05/11/2018)
Bỏ của đòi theo Chúa (30/10/2018)
Vị trí ghế ngồi của linh mục chủ tế trong nhà thờ hiện nay dưới góc nhìn văn hóa Việt Nam (22/10/2018)
Chiến tích Đồng Lộc và Truông Bồn (09/10/2018)
Chớ có làm gương xấu (05/10/2018)
Loa Thành và Đền Chuông (28/09/2018)
Tranh dành về địa vị (28/09/2018)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log