Văn hóa nghệ thuật

Tác dụng của việc bình cây cảnh nghệ thuật

Cập nhật lúc 16:07 20/03/2019
Nhân dịp đi tiếp xúc với những người yêu cây cảnh nghệ thuật của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thử đọc một bài bình cây cảnh nghệ thuật trên báo Việt Nam hương sắc để bà con nghe. Mọi người xuýt xoa “hay quá! hay quá! Có còn bài bình nào xin lần lượt đọc hết cho chúng tôi nghe với, bổ ích quá!”
Cây sanh được trình bày theo hình ảnh cây đa- giếng nước-sân đình. Ảnh: Đặng Thủy Ảnh: AFP
Cây sanh được trình bày theo hình ảnh cây đa- giếng nước-sân đình. Ảnh: Đặng Thủy Ảnh: AFP
Nhớ lại dịp Tết Nguyên đán năm 2006, một bác đến nhà tôi chơi, thành thật hỏi: “Cây cảnh uốn tỉa như vậy thì nó đẹp ở chỗ nào, nó hay ra làm sao?”

Đúng là trước một Cây cảnh nghệ thuật, mọi người có thể khen đẹp, nhưng hỏi đẹp như thế nào thì ít người diễn tả nổi. Cũng có thể mỗi người nói một vẻ đẹp ở những khía cạnh khác nhau. Đó chính là cảm thụ nghệ thuật phong phú, đa chiều, đa hướng, thé mới thực là nghệ thuật.

Việt Nam hương sắc mở chuyên mục Bình tác phẩm để đông đảo bạn đọc tham gia nhằm giúp cho những người làm cây và giới thưởng ngoạn làm quen với cách thẩm định giá trị nghệ thuật của một tác phẩm sinh vật cảnh nói chung và cây cảnh nghệ thuật nói riêng.

Tiếc rằng số bạn đọc tham gia bình cây cảnh nghệ thuật cón quá ít. Báo cũng đã nhận được một số bài bình, song một số bài khó sử dụng.

Binh cây cũng như phê bình các tác phẩm văn học nghệ thuật khác: văn, thơ, hội họa, nhạc, vũ… là một chuyên ngành khá sâu. người bình phải có một kiến thức văn hóa nghệ thuật tổng hợp ở một trình độ nào đó. Phải quan sát vật phẩm nhiều lần ở nhiều góc độ khác nhau, phải có con mắt “tinh đời” để khám phá, tìm ra những vẻ đẹp còn đang tiềm ẩn bên trong chứ không phải là cái đã lộ ra bên ngoài. Còn nhiều vướng mắc khác khiến cho công tác phê bình nghệ thuật ở nhiều ngành đang còn yếu thậm chí là chưa có.

Bình cây cảnh nghệ thuật trên Việt Nam hương sắc vừa qua là những cố gắng ban đầu rất đáng khích lệ. Tôi cũng là những người chưa được đào tạo gì về bình cây, song suy nghĩ rằng bình cây có hai phần chính:

1. Đánh giá kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình có sáng tạo, độc đáo, mới mẻ không? Bố cục tổng thế đã hài hòa chưa? Chỗ nào hợp lý, chỗ nào chưa hợp lý? Phần này đã khó, nhưng chưa khó lắm và chưa phải phần chủ yếu.

2. Phần quan trọng nhất là tác phẩm nghệ thuật toát ra được cái hồn, cái thần như thế nào? Nó làm ta suy tưởng như thế nào, liên tưởng đến cái gì, gợi ta nhớ đến cái gì? Tại sao ta rung động và sau khi xem nó để lại ấn tượng gì trong tâm hồn ta?

Cái khó của việc bình tác phẩm sinh vật cảnh còn ở chỗ ta phải có một vốn mỹ từ khá phong phú, bởi sau khi bình 3-4 tác phẩm rồi thì ta khó tìm được những mỹ từ mới “đắc chữ, đắc ý” để đánh giá tác phẩm. Nếu không thì sẽ bị lặp lại và trở nên sáo mòn. Nếu chỉ nói đẹp quá, đẹp lắm, rất đẹp… thì hiệu quả bình tác phẩm sẽ kém, vẫn chỉ là cái đẹp chung chung.

Bình tác phẩm cũng thật cam go, một bài bình không dài nhưng cũng đủ làm cho người bình nhức đầu, hoa mắt không kém sự vất vả của người làm ra tác phẩm. Nhưng nếu không có nhiều bài bình hay thì không giúp nâng cao trình độ thẩm mỹ cho người làm biết được nhược điểm để chỉnh sửa trong sáng tạo nghệ thuật; giới thưởng ngoạn cũng không thấy kết những ý nghĩa nhân văn cao đẹp của sinh vật cảnh nói chung và cây cảnh nghệ thuật nói riêng để thu hút họ vào hoạt động nghệ thuật sinh vật cảnh.

Rất mong bạn đọc trên mọi miền tham gia bình cây cảnh nghệ thuật nói riêng và các tác phẩm sinh vật cảnh nói chung.
---------------
* Chuyên gia cao cấp Trung ương Hội sinh vật cảnh Việt Nam. 
 
TRỊNH THUẬN ĐỨC
Thông tin khác:
Chiếu Nga Sơn - gạch Bát Tràng (20/03/2019)
Chiến thắng mọi cám dỗ (20/03/2019)
Nhà thờ lưu giữ tim của các vị Giáo hoàng (19/03/2019)
Tơ Nam Định - lụa Hà Đông (13/03/2019)
Lương thiện sống thẳng ngay (12/03/2019)
Làng gốm Phù Lãng (05/03/2019)
Yêu thương hết mọi người (05/03/2019)
Khiêm nhường là sứ điệp quan trọng từ Đức Mẹ Lộ Đức (05/03/2019)
Đầu xuân mạn đàm những đồng tiền cổ Việt Nam: Gửi gắm khát vọng và bày tỏ quan điểm chính trị (26/02/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log