Văn hóa nghệ thuật

Ấn tượng Quảng Nam

Cập nhật lúc 09:09 01/10/2019
Thánh địa Mỹ Sơn. Ảnh: Hoàng Hải
Thánh địa Mỹ Sơn. Ảnh: Hoàng Hải
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới. Thánh địa Mỹ Sơn được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4, được bổ sung trong nhiều thế kỷ bằng các ngọn tháp lớn. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413) đã xây dựng một thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc, văn hóa, được thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 ngọn tháp, những kiệt tác đánh dấu một thời huy loàng của văn hoá-kiến trúc Chăm Pa cũng như của Đông Nam Á. 

Phố cổ Hội An rộng 6.148 ha, phía đông giáp Biển Đông; phía tây giáp thị xã Điện Bàn và huyện Duy Xuyên. Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, gồm những di sản kiến trúc đã có từ hàng trăm năm trước, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999. Những bộ sưu tập hiện vật quý được thu thập từ các di tích khảo cổ là các loại thuộc về công cụ sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu, trang sức, tín ngưỡng... bằng các chất liệu gốm, đồng, sắt, đá, thuỷ tinh. Đặc biệt còn có cả những tiền đồng Trung Quốc: Ngũ Thù; Vương Mãng cùng với các đồ trang sức mã não, thủy tinh có gốc gác từ Nam Ấn Độ, Sri Lanca, Trung Đông. Hội An tỏ rõ cách đây 2.000 năm, dân cư đã mối giao lưu văn hóa trong nước cùng các hoạt động buôn bán với nước ngoài, lập nên một cảng-thị sơ khai, là nền móng cho các cảng-thị sau này. Hội An hiện có Bảo tàng lịch sử văn hóa, Bảo tàng gốm sứ mậu dịch, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh… cung cấp những thông tin về cư dân cổ địa phương từng giao lưu các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hóa Sa Huỳnh.
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Nhà thờ Công giáo ở Hội An và sự ra đời chữ quốc ngữ (30/09/2019)
Đồ chơi truyền thống lên ngôi (27/09/2019)
Sông Đà, sông Thao (27/09/2019)
Khôn thiêng đường công chính (26/09/2019)
Khám phá văn hóa vùng miền (18/09/2019)
Di tích lịch sử cách mạng đặc biệt (18/09/2019)
Di tích lịch sử cách mạng đặc biệt (16/09/2019)
Bảo tàng Phụ nữ (11/09/2019)
Xây tháp và giao chiến (10/09/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log