Văn hóa nghệ thuật

Ca khúc cách mạng năm 1945

Cập nhật lúc 11:03 27/11/2019
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên, quyết chiến với quân xâm lược. Ảnh: TL
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên, quyết chiến với quân xâm lược. Ảnh: TL

Nam Bộ kháng chiến” ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn (sinh năm 1921, quê thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long). Trong những ngày cuối tháng 9/1945, trên các nẻo đường Nam Bộ vang lên ca khúc tiếng hát của toàn dân: “Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời, lời hoan hô dân quân Nam nhịp chân tiến lên trận tiền…”. Giai điệu hào hùng của ca khúc cổ vũ rất lớn quân và dân miền Nam trong những ngày đấu tranh gian khó, đáp ứng lời Bác Hồ kêu gọi nhân dân miền Nam nhất tề đứng lên chăn đứng hành động xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp. Lúc còn sống, nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn nói: “Tôi hoàn thành ca khúc vào ngày 25/9/1945, nghĩa là sau 2 ngày toàn Nam bộ bắt đầu kháng chiến (23/9/1945). Ca khúc được đăng lần đầu tiên trên báo Độc lập, rồi lan tỏa theo đường truyền miệng và được nhiều người biết đến qua sóng Đài phát thanh”. Nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn là đồng môn của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, là người có cùng chí hướng cách mạng và tài ba âm nhạc. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước nói về bạn: “Điều tôi nhớ mãi là Tạ Thanh Sơn đã cho ra đời bài hát “Nam Bộ kháng chiến” rất nổi danh và có mặt trước những bài hát quen thuộc của tôi như “Xếp bút nghiên”, “Lên đàng”, “Tiếng gọi thanh niên”, “Bạch Đằng giang”. Thật đáng khâm phục...”.

“Trai đất Việt” ca khúc nổi tiếng được nhạc sĩ Dương Minh Ninh (sinh năm 1923 quê Hội An, tỉnh Quảng Nam) phổ nhạc theo lời của Tôn Thất Thái và Nguyễn Duy Liễu. Đây là ca khúc đầu tay của ông viết năm 1945, kêu gọi tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm của thanh niên, rất phổ biến và thu hút thế hệ trẻ: “Trai hùng Nam quốc quyết đem thân ra sa trường. Mau mài gươm báu đánh tan quân sài lang…”. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhạc sĩ Dương Minh Ninh công tác tại Tiểu ban Văn nghệ Phòng Chính trị - Bộ Tư lệnh Liên Khu V. Ca khúc này của ông được phổ biến khắp liên khu rồi lan nhanh, rộng ra hai miền Nam Bắc. Những năm sau, ông sáng tác nhiều nhạc phẩm nữa, như “Việt Nam quân hành ca”, “Chim sơn ca”, “Lửa chiến đấu”... ca ngợi quân đội hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, ca ngợi nhân dân nỗ lực sản xuất và tiết kiệm, ca ngợi thiếu nhi hăng hái học tập và vui chơi. Nhận định về khả năng âm nhạc của con người tài hoa này nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn viết: “Thời còn trẻ, tuy chưa biết nhiều về nhạc lý nhưng trời phú cho Dương Minh Ninh cái khả năng ghi nhận nhạc điệu. Lúc đó, đi xem chiếu bóng, nghe được một bài nào mà anh thích là anh ghi lại không thiếu một nốt".

HẢI VÂN
Thông tin khác:
Vua trời đất (22/11/2019)
Bức tranh Chúa Giêsu bị đóng đinh có giá 24 triệu Euro (14/11/2019)
Những điểm ngày tận thế (13/11/2019)
Hai vai, Kim Nhan (11/11/2019)
Con người cũng phục sinh (07/11/2019)
Nhà thờ Mathas (01/11/2019)
TÌM LẠI BẢN "PHỤC DĨ CHÍ TÔN" một thời vang bóng (31/10/2019)
Ông Giakêu đổi đời (31/10/2019)
Giáo xứ Thái Yên (22/10/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log