Văn hóa nghệ thuật

Chiêm ngưỡng hồ Bán Nguyệt 2000 năm lọt thỏm giữa sa mạc

Cập nhật lúc 16:26 30/01/2023
Do nằm trong vùng cát trũng, ít chịu ảnh hưởng từ gió khô, hồ Nguyệt Nha Tuyền (tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) tồn tại 2000 năm tới nay vẫn còn nguyên vẹn.
Nguyệt Nha Tuyền – hồ nước hình mặt trăng giữa sa mạc khô cằn.
Nguyệt Nha Tuyền – hồ nước hình mặt trăng giữa sa mạc khô cằn.
Sa mạc Gobi ở Trung Quốc là nơi nổi tiếng bởi sự khắc nghiệt bậc nhất, xứng danh là một trong những vùng đất “khó sinh sống” nhất trên hành tinh. Nơi đây có những đụn cát cao ngút, những cơn bão sa mạc cùng nạn thổ phỉ trong truyền thuyết đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều thương nhân khi đi ngang qua. Tuy thế, với sự có mặt của hồ Bán Nguyệt nằm giữa sa mạc đã khiến nơi đây trở thành một ốc đảo kỳ lạ và tuyệt vời nhất thế giới. 
Nằm trên Con đường đường tơ lụa cổ xưa, hồ Bán Nguyệt Trung Quốc hay còn được biết đến như hồ Nguyệt Nha Tuyền là một kỳ quan thiên nhiên 2.000 năm tuổi giữa sa mạc Gobi. Gắn liền với những truyền thuyết thú vị, sở hữu khung cảnh hoang sơ độc đáo, nơi đây đã trở thành một trong những điểm đến du lịch thu hút nhất tại Trung Quốc. 
Hồ Bán Nguyệt Trung Quốc nổi tiếng bởi vẻ đẹp tinh khiết như một viên ngọc quý được bao bọc trong cát. Hồ có dáng hình trăng lưỡi liềm, chứa nguồn nước tinh khiết với chiều rộng 54m, chiều dài khoảng 218m. Vào năm 1960, độ sâu trung bình của hồ Bán Nguyệt Trung Quốc là 4 đến 5m, độ sâu tối đa là 7,5m.


Tên gọi Nguyệt Nha Tuyền được đặt từ thời nhà Thanh.

Tuy nhiên cho đến những năm 1990, diện tích của hồ chỉ còn 5.500 m2 với độ sâu trung bình là 0,9m, tối đa 1,3m. Vào năm 2006, chính quyền có kế hoạch đổ thêm nước vào hồ nhằm phục hồi độ sâu. Kể từ khi đó, kích thước và độ sâu của hồ đã được tăng lên hàng năm. 
Hồ Bán Nguyệt đã có niên đại tồn tại 2000 năm nhưng đang dần biến mất do sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp. Ốc đảo này có bề dày văn hóa rất lâu đời. Trước đây hồ là nơi dừng chân không thể bỏ qua của các thương nhân Ả Rập khi đi trên Con đường tơ lụa huyền thoại. Đồng thời, nó nằm trên tuyến đường đến với cõi Phật của các tín đồ Phật giáo ở nhiều nơi. 
Theo giải thích của các nhà khoa học, do nằm ở vị trí trũng, thấp hơn các cồn cát xung quanh nên nước ít bị bốc hơi. Hơn thế, các dòng chảy ngầm ở sông Dange đã liên tục bổ sung nước vào hồ nên giữ được mực nước cân bằng. Bởi thế nước trong hồ không bao giờ tràn ra vào mùa mưa mà không cạn kiệt vào mùa khô. 
Nhìn từ trên đỉnh cồn cát giữa sa mạc Gobi, bạn sẽ thấy được trọn vẹn vẻ đẹp của hồ Bán Nguyệt Trung Quốc với dòng nước trong xanh như ngọc bích, chảy êm đềm. Được bao quanh bởi các cồn cát, hồ có chiều dài 100m từ Nam đến Bắc và rộng 25m từ Đông sang Tây. Từng là một phần của sông Danghe nhưng khi sông đổi dòng, hồ nước này cũng trở nên riêng biệt.
ST
Thông tin khác:
Ấn tượng xứ sở Kangaru (27/01/2023)
Thú chơi tranh con giáp - nét đẹp văn hóa ngày Tết (22/01/2023)
Nhiều cơ hội đặt khách sạn và tour chơi Tết giờ chót (17/01/2023)
Xuân mới trên vùng cao Tân Tiến (17/01/2023)
Đền thánh giáo xứ Tiêu Động Thượng (11/01/2023)
Chào xuân 2023: Những phong tục đón năm mới độc đáo và kỳ lạ trên thế giới (31/12/2022)
Chiếc Chuông Tự do, một hiện vật lịch sử vô giá của Hoa Kỳ (28/12/2022)
Trang thơ N0en 2022 (26/12/2022)
Ánh sáng Bêlem (24/12/2022)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log