Văn hóa nghệ thuật

Đền Quốc Mẫu Âu Cơ

Cập nhật lúc 14:30 15/03/2022
Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn. Ảnh: CTV
Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn. Ảnh: CTV
Đền Quốc Mẫu Âu Cơ (Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ) được khởi dựng từ đời Hậu Lê, kiến trúc tuy đơn giản, nhưng có những bức gỗ lại khắc chạm rất quý giá, được coi như tiêu bản của nền nghệ thuật đương thời. Ngôi đền nằm ẩn dưới một gốc đa cổ thụ quay về hướng chính Nam. Thời kỳ tiền khởi nghĩa, nơi đây là một căn cứ quan trọng của cách mạng, làm bàn đạp cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Phú Thọ và cả tỉnh Yên Bái. Theo những người dân già làng ở đây thì lần trùng tu cách đây khoảng hơn 200 năm, vào thời Gia Long (1802- 1819). Ngôi Đền Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên vùng đất của xã Hiền Lương thuộc huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ ngày nay. Đền có 5 gian kiến trúc theo kiểu chữ Nhất, sau Đền có một cây Đa già trên 100 tuổi, tán lá xum xuê tôn cho ngôi đền một vẻ đẹp vừa thanh thoát vừa tôn nghiêm. Trong đền có một bức tượng Quốc Mẫu Âu Cơ , hai tay đặt lên đầu gối, chân đi hài cong (vân sào), đầu đội mũ lấp lánh những hạt kim cương. Ngày lễ chính hằng năm ở đền Mẫu Âu Cơ là ngày Mồng 7 tháng Giêng theo Âm lịch…

Cách đây 31 năm: vào năm Tân Mùi (1991), ngôi đền này đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là “Di tích lịch sử - văn hóa”. Từ hàng nghìn năm nay, hình tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ là hình ảnh thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, nhiều ngôi đền đã được lập nên để thờ phụng người Cha, người Mẹ của giống nòi. Nhưng nếu nói nơi có quy mô bề thế thì phải kể đến ngôi đình ở Bình Đà, thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội ngày nay. Ngôi đình làng Bình Đà có từ nhiều thế kỷ trước, luôn được dân làng chăm chút tu sửa hằng năm, ở đình có tấm bia ghi từ năm Kỷ Mùi (1919) viết rằng: “Đình làng ta thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân đã có từ lâu đời…”, và hai tấm bia có họa tiết hình Rồng rất đẹp từ thời nhà Lý…

Ngoài ra, đền thờ Lạc Long Quân còn giữ được bức trạm nổi sơn son thiếp vàng có niên kỷ đầu thế kỷ thứ XI. Bức trạm được phối trí nội dung rất trang trọng: giữa tầng 2 và 3 là hình tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc áo Hoàng Bào, tay cầm Hốt, chân đi Hia, được xem là một cổ vật quý giá của quốc gia. Lễ giỗ Tổ Lạc Long Quân được tổ chức vào ngày 06 tháng 3 Âm lịch hàng năm, trước 4 ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 Âm lịch) tại đền Hùng tỉnh Phú Thọ ngày nay. Trong ngày lễ tưởng niệm này, dân làng bày đủ lễ vật trước hương án như 100 bánh oản, 100 quả chuối, 100 bánh chưng hay bánh dầy, bánh dẻo, 100 chiếc ghế chéo để mời 100 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ về dự lễ hội. Riêng bà Quốc Mẫu Âu Cơ, từ nhiều năm nay Nhà nước đề nghị UNESCO xem xét công nhận là “Các Nữ Thần trên thế giới”…

NGUYỄN DUY CÁCH
Thông tin khác:
Phải lo điều hoán cải (14/03/2022)
Hương cốm Đông Thuận (09/03/2022)
Biến hình trong sứ vụ (07/03/2022)
Nhà thờ La Mã Bến Tre (06/03/2022)
Sinh khí mới từ văn học trẻ (04/03/2022)
Thắng mọi cơn cám dỗ (03/03/2022)
Lương thiện sống thẳng ngay (02/03/2022)
Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi (01/03/2022)
Cầu Long Biên và cầu Chương Dương (01/03/2022)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log