Văn hóa nghệ thuật

Lễ cúng rừng - Nét đẹp truyền thống của Lào Cai

Cập nhật lúc 16:19 20/03/2024
Đồng bào các dân tộc Lào Cai có nhiều lễ hội truyền thống khác nhau, nhưng lễ hội cúng rừng là một lễ hội bản làng nào cũng có.
Nhờ tập tục cúng rừng nên đến nay nhiều cánh rừng của đồng bào Mông ở Si Ma Cai hầu như còn nguyên vẹn.
Nhờ tập tục cúng rừng nên đến nay nhiều cánh rừng của đồng bào Mông ở Si Ma Cai hầu như còn nguyên vẹn.
Tuỳ theo tập quán của từng dân tộc nhưng thường lễ hội cúng rừng tổ chức vào ngày mồng 2 tháng hai âm lịch hoặc ngày Thìn đầu tiên của tháng 2. Trước ngày mở lễ hội, dân bản họp bàn việc tổ chức và phương thức đóng góp cũng như phân công công việc cho từng người. Từ sáng sớm ngày lễ hội, mọi người đã mang lợn, gà, gạo… và mọi dụng cụ ra rừng thờ đầu bản gọi là rừng cấm bang. Người chọn những cây vầu nứa ngoài rừng cấm bang để làm bàn thờ, cưa cắt những ống nhỏ làm chén đựng rượu, làm bát đĩa đựng thức ăn để cúng. Người mổ lợn, gà, người đồ xôi bầy lên mâm cúng, đồng thời để ăn uống. Trong bộ lễ phục, thầy mo trịnh trọng đọc bài cúng đã được học thuộc lòng. Trước hết tạ ơn trời đất mưa thuận gió hoà cho cây rừng tươi tốt. Cảm ơn rừng đã cho tre gỗ làm mọi việc, cho măng rau nấm mộc nhĩ làm thức ăn hàng ngày. Nội dung thứ hai là xin trời đất, xin rừng tha tội cho những người đã vi phạm đến quy ước giữ rừng như: Thả gia súc vào mùa măng mọc, đốt nương làm cháy lan vào rừng, chặt cây ở khu rừng bị cấm như rừng tái sinh, rừng thờ…Nội dung thứ ba là cầu mong trời đất và thần rừng cho rừng gần rừng xa xanh tốt để con người được hưởng sản vật của rừng. Cho cây thảo quả, sa nhân sâm…trồng nhờ dưới tán rừng được mùa. Cho mưa thuận gió hoà để có nước khe nước suối giúp con người sinh hoạt và tưới ruộng, nuôi tôm cá. 
Sau phần lễ là phần hội mở ra tưng bừng bằng các bài hát điệu múa dân ca ca ngợi cảnh đẹp hùng vĩ của rừng núi, ca ngợi công lao của rừng đối với con người. Nhờ rừng mà nhiều đôi trai gái nên duyên chồng vợ. v.v…, Tiếng hát và tiếng kèn lá, điệu khèn, sáo vang lên khắp núi rừng. 
 
Nghi lễ cúng rừng của người Mông Si Ma Cai (Lào Cai) được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghi lễ cúng rừng của người Mông Si Ma Cai (Lào Cai) được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngoài lễ vật của các gia đình đóng góp, nếu ai vi phạm lý (quy ước) bảo vệ rừng của bản thì phải nộp phạt tuỳ theo mức độ. Người Hà Nhì ở xã Y Tý (Bát Xát) quy định ai chặt cây đường kính từ 10cm trở lên thì phải nộp phạt 30kg lợn hơi và 15 lít rượu. Cũng ở Bát Xát, người Dao đỏ quy định ai thả rông gia súc vào mùa măng thì bị phạt 15 kg lợn. Người Mông ở thị trấn Phong, huyện Bảo Thắng quy ước ai đốt nương để cháy rừng kể cả rừng gianh thì cứ 10 m2 phải nộp 1kg gà. Tuy nhiên hãn hữu mới xảy ra tình trạng bị nộp phạt vì ý thức giữ rừng của bà con rất cao. 
Cùng với các quy định của pháp luật Nhà nước về bảo vệ rừng, lễ cúng rừng truyền thống của đồng bào các dân tộc Lào Cai đã góp phần không nhỏ trong công tác phát triển và bảo vệ rừng. Năm 1992, tỷ lệ che phủ rừng sụt giảm tới 28% thì đến nay đã lên tới 58,5%, với tổng diện tích hiện có là 391.144 ha, trong đó rừng tự nhiên có hơn 258.000 ha, rừng trồng hơn 132.000 ha. Nhiều nơi trồng rừng đã trở thành ngành sản xuất đem lại nguồn thu lớn cho bà con các dân tộc.
Nguyễn Xuân Mẫn
Thông tin khác:
Top những điểm đến tốt nhất trong năm 2024 do tạp chí Vogue bình chọn (20/03/2024)
Chè Shan tuyết cổ thụ - nguồn vàng xanh Lào Cai (07/03/2024)
Rực rỡ “Bản hòa âm đất nước” trong đêm Nguyên tiêu (25/02/2024)
Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn bậc nhất châu Á (04/01/2024)
Nhà thờ có kiến trúc nhà Rông (29/12/2023)
Khám phá nhà thờ cổ nhất và mới nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu dịp Giáng sinh (21/12/2023)
Thức tỉnh hồn mộng mơ (10/11/2023)
Chung kết Ngày hội Anh tài 2023: Nơi tài năng được thể hiện (29/10/2023)
Nhà thờ Mồ các vị Tử đạo Bà Rịa (27/10/2023)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log