Toàn cảnh nhà thờ giáo xứ Sầm Sơn. |
Tôi được mời làm Trưởng đoàn và đã có công văn gửi cho linh mục Giuse Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch Trung ương Ủy ban ĐKCGVN và cũng là Chủ tịch Ủy ban ĐKCGVN tỉnh Thanh Hóa. Cha Giuse khuyên nên nghỉ ở nhà thờ Sầm Sơn vừa gần bãi tắm, vừa được tham quan một công trình kiến trúc rất đẹp đang hoàn thiện.
Vậy là đoàn quyết định giao lưu với Thanh Hóa tại Sầm Sơn. Trên đường đi, cha Giuse đã nhiều lần hỏi thăm đoàn đã đi đến đâu để cùng gặp nhau tại nhà thờ Sầm Sơn. Chúng tôi vừa bước vào phòng khách thì đoàn của cha Giuse cũng tới, có vị trong Ban Thường trực của Ủy ban ĐKCG tỉnh Thanh Hóa. Đoàn chúng tôi có 40 người gồm giáo dân, Ban mục vụ của hai giáo xứ An Thái và Thượng Thụy, cán bộ từ Ban Dân vận, MTTQ, Ban Thường trực Ủy ban ĐKCGVN Thành phố Hà Nội, cán bộ một số ban ngành của quận Tây Hồ. Đoàn Tây Hồ có quà cho cha Giuse và cha Micae Trịnh Ngọc Tứ - Tổng đại diện giáo phận Thanh Hóa và chính xứ Sầm Sơn. Cha Micae là nghĩa tử của cha Giuse. Trong bữa cơm giao lưu, cha Giuse và cha Micae đi từng bàn chúc mừng mọi người có chuyến tham quan, du lịch vui vẻ ở Sầm Sơn.
Thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Sầm Sơn. |
Chúng tôi được đưa về phòng nghỉ. Đây là căn nhà 2 tầng mới xây dựng, kinh phí hết hơn 2 tỷ. Phòng có đủ giường, đệm, máy điều hòa, quạt, wifi, vệ sinh khép kín. Cha Micae nói với tôi, vì vào mùa du lịch, phòng ốc ở Sầm Sơn “cháy” mà lại đắt đỏ, người Công giáo lại nghèo nên nhà thờ mở dịch vụ này. Tiền mỗi khách là 100 ngàn đồng/ngày đêm, để trả tiền điện, nước và người phục vụ. Cha phải thuê 8 người phục vụ, mỗi người 8 triệu đồng/ tháng. Đây là khu phổ thông. Nhà xứ còn khu cao cấp 5 tầng kiến trúc Á- Âu, phòng đơn 500 ngàn, phòng đôi 700 ngàn/ngày. Nhưng nhà thờ mới phục vụ người Công giáo thôi vì đây cũng là khu nhà thờ, sinh hoạt, ăn mặc cũng cần chỉnh chu, kín đáo hơn ở nơi khác. Người không Công giáo thấy không tiện khi ở đây.
Nhưng điều đáng nói nhất là ngôi nhà thờ đá mới được Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường, Giám mục giáo phận Thanh Hóa đặt viên đá đầu tiên ngày 26/4/2017. Chúng tôi rất ngạc nhiên vì như được ghé thăm “nhà nguyện Sistine” ở Rôma- ngày nay được dùng làm mật viện bầu Giáo hoàng. Nhà thờ có chiều dài 50m, rộng 24m, tháp chuông cao 47m, được xây bằng đá xẻ của xứ Thanh. Nhà thờ có rất nhiều cột đá trắng khổng lồ. Đá này cũng khai thác tại Thanh Hóa, nhưng nay mỏ đá trắng này đã đóng cửa không cho khai thác nữa. Trên gian cung thánh có 8 cột đá, mỗi cột cao 7m47. Tiền sảnh có 6 cột lớn nhất, mỗi cột cao 8m40. Trong nhà thờ có hai hàng cột, mỗi hàng 9 chiếc. Như vậy giữa nhà thờ có 18 cột, mỗi cột cao 6m50. Các cột này đều được khoan rỗng ruột để đúc bê tông cốt sắt lớn chịu lực. Như vậy, các cột đá chỉ còn lớp vỏ bọc bên ngoài thôi. Nhà thờ do các kiến trúc sư xứ Thanh thiết kế theo chỉ đạo của cha Micae. Nhà thờ có hai tầng. Tầng trên để dâng lễ, cầu nguyện. Tầng dưới hồi đầu làm nơi dâng lễ, bây giờ phục vụ dân du lịch ăn uống.
Linh mục Micae Trịnh Ngọc Tứ và tác giả trước nhà thờ giáo xứ Sầm Sơn. |
Bên trong nhà thờ giáo xứ Sầm Sơn. |
Nhưng ấn tượng nhất là những bức họa sơn dầu trên trần nhà thờ. Cha Micae có thời gian du học ở Rôma, lấy bằng TS Giáo luật nên rất ấn tượng với nhà nguyện Sistine với các kiệt tác nổi tiếng của danh họa Michelangelo vẽ từ năm 1508-1512. Các tác phẩm kinh điển thời Phục Hưng này đã thu hút 25.000 khách du lịch mỗi ngày đến Rôma.
Họa sĩ Michelangelo (1475-1564) vốn là điêu khắc gia nổi tiếng từ rất trẻ với hai tác phẩm bằng đá hoa cương là bức Đức Mẹ sầu bi (Pieta) và tượng David. Do bị ghen ghét với mấy họa sĩ đương thời mà ông được Giáo hoàng yêu cầu vẽ trần nhà nguyện Sistine. Đây là nhà nguyện lớn nhất ở Vatican. Lúc đầu Giáo hoàng chỉ yêu cầu ông vẽ 12 thánh Tông đồ, nhưng Michelangelo đã quyết định dựng lại toàn bộ các sự kiện lớn trong Kinh Thánh từ tạo thiên lập địa, đến vườn Địa đàng, lụt đại hồng thủy rồi Giáng sinh, Chúa Giêsu đi giảng dạy, chịu chết và Phục sinh. Toàn trần nhà nguyện 500 m2 được chia làm 9 tiểu cảnh với 343 nhân vật. Bức lớn nhất trên gian thánh là bức Chúa Phục sinh. Bức Phán xét cuối nhà thờ cũng rất lớn. Cái khó là trần nhà không phẳng vì có nhiều xà đỡ trần, lại phải vẽ nằm ngửa trên độ cao vài chục mét là rất khó. Rồi phải làm một mình vì không thể cộng tác với ai…Nhưng Michelangelo đã để lại một tuyệt phẩm mà bất cứ ai cũng phải thán phục. Vì lấy cảm hứng từ Thiên đàng nên các nhân vật của Michelangelo hầu hết khỏa thân nhưng không ai cho là trần tục cả. Mãi sau khi họa sĩ qua đời, người ta mới thêm một số áo quần để che bớt những chỗ khỏa thân đi.
Cha Micae cho biết, đi tìm họa sĩ khắp trong Nam, ngoài Bắc kể cả con của họa sĩ nổi tiếng Nam Phong- người vẽ Đức Mẹ Việt Nam. Nhưng tất cả đều nói, vẽ trên vải, trên giấy thì được chứ vẽ trên trần nhà thì chịu. Cuối cùng có một họa sĩ ở Thanh Hóa- anh Nguyễn Minh Quân, một người không Công giáo nhận vẽ. Điều kỳ lạ, dù không phải là người Công giáo nhưng anh vẽ rất có hồn. Cũng như Michelangelo xưa, anh Quân cũng làm một mình và dự kiến phải hết năm 2024 mới hoàn thành.
Nhà thờ còn có nhiều tượng lớn bằng đá trắng nguyên khối chế tác từ Đà Nẵng chở ra, mỗi tượng cao 5-6m, nặng tới 3 tấn. Nhà thờ còn có rất nhiều tranh kính vẽ các sự tích trong kinh Mân Côi, về cuộc đời của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng rất đẹp. Theo cha Micae, nếu mua từ Pháp, hay Ý, mỗi m2 tranh kính là 1.000 USD chưa kể phí vận chuyển thì mình làm lấy rẻ hơn nhiều mà cũng bền, đẹp lắm.
Chúng tôi rất cảm động khi tới bữa cơm, cha Micae cũng đi lấy đồ ăn cho khách vì người phục vụ không kịp mà thức ăn cần phải nóng mới ngon. Cha cũng thông báo giờ lễ trên nhà thờ để ai cũng vẫn giữ được lễ mà vẫn đi tắm biển thoải mái.
Cha cũng chia sẻ với tôi, công trình chi mất 210 tỷ đồng, còn nợ 10 tỷ nữa. Nhà thờ phải bòn nhặt, năm 2022, tiền thu gom đồng nát được 150 triệu. Năm nay kém hơn được có 25 triệu vì dân nghèo hơn. Đi du lịch chỉ ở 1 ngày là về. Bà con Công giáo ở đây gần 6.000 người nhưng trông chờ cả vào du lịch. Hết tháng 9 là chơi dài.
Tôi thay mặt đoàn cảm ơn cha Micae đã đón tiếp đoàn, cầu chúc cha sức khỏe để dẫn dắt đoàn chiên Sầm Sơn vừa là người Công giáo tốt và cũng là những công dân tốt. Mong có ngày sớm gặp lại cha xứ Sầm Sơn n