Là con người, không ai không mong được thưởng, mà đã thưởng phải chấp nhận hình phạt. Thưởng phạt không có nghĩa chỉ răn đe hay khuyến khích, còn mang tính giáo dục, bao gồm cả sinh hoạt vui chơi giải trí, nghệ thuật, tâm lý, để đưa tới phát triển tiến bộ xã hội.
Là con người, không ai không mong được thưởng, mà đã thưởng phải chấp nhận hình phạt. Thưởng phạt không có nghĩa chỉ răn đe hay khuyến khích, còn mang tính giáo dục, bao gồm cả sinh hoạt vui chơi giải trí, nghệ thuật, tâm lý, để đưa tới phát triển tiến bộ xã hội. Nhất là về tâm linh, đạo đức, con người biết khiêm tốn, biết mình tùy thuộc các đấng sinh thành ra mình, trên hết: Đấng Tạo Thành, Tạo Hóa, Thượng Đế , chính là Thiên Chúa.
Tôi không đủ khả năng tìm hiểu sâu về Luật Qủa báo của Phật giáo.Tuy nhiên có dịp đọc qua bài Luật Quả báo trên mạng điện tử của tác giả Nguyễn Chính Kết, Việt Nam, tôi rất khó hiểu. Ông bảo: “còn theo quan niệm Quả báo, không có vị nào thưởng phạt cả, mà chỉ có Luật quả báo hay nhân quả tác dụng một cách hết sức máy móc vào mọi người cũng như mọi vật, do đó hết sức khách quan, vô tư”.
Tôi nghĩ, trong phạm vi nhỏ gia đình, còn có tôn ti trật tự trên dưới, ra xã hội còn có quốc gia dân tộc, có vua chúa, lãnh tụ…thế giới có không gian vũ trụ hằng hà sa số các hành tinh, thái dương hệ…Một đứa trẻ mồ côi còn ước mơ tìm được cha mẹ chúng là ai? ở đâu ?Con người còn tư duy, lương tâm, linh hồn. Vậy ai làm chủ ai ? Cơ thể tôi thế nào? Tại sao tôi bệnh, ở đâu ? Làm sao tôi khách quan, vô tư, một cách máy móc. Đúng ra, phải nói, con người như một cỗ máy mà các phần ăn khớp với nhau, tùy thuộc nhiều phụ kiện, linh kiện, con chíp nhỏ li ti…chỉ động vật và người chết mới vô tư ! Giới trẻ hay nói với nhau: ăn nhậu vô tư,nhảy nhót vô tư, chích choác vô tư, đâm chém vô tư…(tự do vô kỷ luật).
Một câu chuyện nhỏ kể rằng: một người phú hộ thuộc hàng quan chức trong làng. Ôngthích có bãi cỏ xanh như tấm thảm trước nhà, để làm dịu mát những khi trời nóng bức, nhứt là để ông thưởng ngoạn. Ông tận dụng mọi lúc nhàn rỗi chăm sóc thảm cỏ ấy và cảm thấy hãnh diện mỗi khi có bạn hữu hay khách đến nhà.
Mùa đông thảm cỏ xanh tươi, mùa hè nó cũng được giữ gìn tươi đẹp.Bỗng một ngày ông thấy có điểm thêm những bông hoa vàng đó đây. Ông nhổ tận gốc rễ mà nó cứ mọc lên, trổ bông. Càng nhổ nó càng mọc thêm, từ đó hằng ngày ông cảm thấy khó chịu, bực dọc với mọi người trong nhà, mất ăn mất ngủ. Một hôm, ông ấy buồn bã than với vợ:
-Tôi bực bội quá rồi, không thể nào chịu nổi cái cảnh này nữa.
Bà vợ thản nhiên trả lời:
-Sao anh không tìm cách thích bông hoa đó? Thay vì tức giận tìm cách tiêu diệt nó, anh hãy chăm sóc nó như anh đã tâng tiu đám thảm cỏ xanh của anh.
Nghe vợ nói có lý, ông bắt đầu thay đổi, không còn ác cảm với bông hoa vàng đó nữa. Ông nhìn ngắm nó, khám phá ra vẻ đẹp của nó. Ông không còn thấy khó chịu, biếng ăn, mất ngủ, gắt gỏng với mọi người, và đời sống thoải mái vui tươi.
Ông phú hộ trên làm sao bị “Luật quả báo nào tác dụng một cách hết sức máy móc” và thế nào là khách quan vô tư?
Có lẽ rất nhiều quan điểm khác biệt nhau về thưởng phạt. Một thời sinh viên ban triết, tôi đã nghe thầy dạy tôi: một triết gia duy lý nào không nhớ rõ, hình như triết gia Kant, bài bác cả thưởng phạt, làm việc gì mà mong thưởng không đáng làm người; còn có triết gia chê cả thân xác. Bởi vì con người như “siêu nhân”; triết lý Phật giáo còn có “vô ngã”.
Tuy nhiên, dù nhiều quan điểm dị biệt, bất cứ cá nhân hay tập thể nào, bất cứ tuổi nào đều ước mơ phần thưởng. Điển hình, một chuyện cỏn con tưởng chừng chỉ
xảy ra ở tuổi học trò tiểu học, nhưng đây lại là chính chúng tôi đã là lớp thần bốn rồi, tại Đại Chủng viện Xuân Bích Vĩnh Long.Một ngày nọ Đức Giám Mục Giáo phận Vĩnh Long tới thăm, hỏi các thầy muốn xin điều gì, như một phần thưởng, chúng tôi đồng loạt hô: “được nghỉ học một ngày”. ĐGM. cho phép, cả lớp vỗ tay reo hò. Thời tiểu học nghe tin thầy cô bệnh nghỉ dạy, cả lớp la lớn reo hò vang dậy như mẹ về chợ, được nghỉ học.
Người ta mỉa mai một ông triết gia vô thần, là Nitzche. Ông này bạo miệng bảo Chúa chết rồi(đừng sợ gì hết), ông cho dán panô lớn ngoài đường phố, hôm sau ông ta chết, dân chúng viết lại, Nitzche đã chết.
Hoặc câu chuyện ba bạn thân theo ba tôn giáo khác nhau, trao đổi nhau, hai bạn hỏi bạn Hồi giáo:
-Ông Tổ Hồi giáo bạn chết đi để lại điều gì làm chứng Đấng ấy có thật?
Anh bạn Hồi giáo dễ dàng trả lời ngay:
-Ngài để lại một lọn tóc còn trưng bày ở Ai Cập.
Đến lượt hai bạn hỏi lại bạn Phật giáo:
-Ông Tổ là Đức Phật của bạn chết đi để lại vật gì?
Bạn Phật giáo mau lẹ hơn trả lời:
-Đức Phật mất đi để lại nắm tro, còn giữ lại bên Ấn Độ.
Còn bạn Công giáo cuối cùng, các bạn hỏi:
-Bạn Công giáo, Đức Giêsu thế nào, Ngài chết để lại điều gì?
Bạn Công giáo trả lời rất xác tín:
-Ngài không để lại dấu gì cả, vì Ngài đã sống lại như Ngài đã báo trước(Mt 28,6)
Nghe chuyện lạ khó tin, hai bạn kia hỏi tới:
-Vậy sao tin được?
-Cũng nhờ vậy mà tôi tin và nhiều người tin.Bởi vì nếu người chết đi còn để lại nắm tro hay lọn tóc, thì những vị đó cũng là người như chúng ta thôi, làm sao cứu chúng ta vào đời sau được! Ai thưởng cho chúng ta đời này đời sau ?
Hơn thế nữa, Đức Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người đã dạy công khai cả hai phần thưởng, cả xã hội cả tinh thần, đều cần thiết,thực tế, dễ hiểu trong cuộc sống con người:
“ Anh em chẳng biết sao? Trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng. Phàm là tay đua thì phải kiêng cữ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng mau hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư mất”( 1Cor 9,24-25)
Qua Lời Chúa trên đây cho ta thấy, đó chỉ là phần thưởng nhất thời như mây bay, như gió thoảng, người lực sĩ đã phải dày công khổ luyện kiêng cữ mới mong đoạt giải như thế, huống chi phần thưởng Nước trời còn khổ luyện biết bao mới chiếm được!
Cũng vì con người, ai cũng khát khao phần thưởng vĩnh cửu nơi Chúa, nên ma quỷ đã phải khó khăn bàn bạc cách thế tấn công để con người phải thất vọng, không thể tin,
Làm sao cứ sống vô tư, thoải mái theo câu thiệu của người vô thần: “Sống ăn chơi, chết nghỉ ngơi Thiên Đàng”. Tuy nhiên, quỷ cũng phải ngồi bàn hội nghị xem xét lại
Cách đó không hiệu quả. Tướng quỷ lắc đầu kết luận:
-Chắc chắn không hiệu quả,chúng nó(Kitô hữu) làm sao chẳng tin thưởng phạt, Thiên Đàng hỏa ngục, đời sau.
Sau cùng, hội nghị toàn thể ma quỷ đã phải thống nhất đi đến kết luận chung:
-Hãy bảo chúng nó hãy tin Chúa đi, có Thiên Đàng,hỏa ngục, có thưởng phạt đời đời.
Tuy nhiên, còn nhiều thời giờ, cứ ăn chơi, phút cuối cùng trở lại, như đứa con hoang đàng và người cha nhân hậu trong Kinh Thánh(Lc 15,11-31) là tốt rồi.
-Toàn thể hội nghị vỗ tay tán thưởng kế sách hay, hiệu quả, đang khi Chúa dạy:”Hãy tỉnh thức sẵn sàng vì không biết ngày nào giờ nào”(Lc 12,40) Cũng vì hy vọng, tin tưởng vào thưởng phạt đời sau mà Mô-sê:”Nhờ đức tin, ông Mô-sê khi lớn lên đã từ chối không chịu cho người ta gọi là con gái vua Pha-ra-o; ông đã chịu ngược đãi với dân Thiên Chúa còn hơn được hưởng cái sung sướng mau qua do tội lỗi mang lại.Vì mắt ông vẫn đăm đăm nhìn phần thưởng mai sau”(Xh 14,10-31).
Ông Mô-sê trong sách Xuất hành đã biết vận dụng phần thưởng xã hội từ một đứa trẻ trôi sông lạc chợ, được trở thành hoàng tử của vua Pha-ra-ô vĩ đại để làm việc tốt, cứu dân tộc bị áp bức. Sau đó, ông lại từ chối vinh quang hư ảo của trần thế, chết vinh hơn sống nhục, mắt ông vẫn đăm đăm nhìn phần thưởng mai sau.
Ông Mô-sê đã nhìn xa phần thưởng mai sau từ mấy ngàn năm trước, thế mà” ông nhà giàu mãi thời Tân Ước, trong dụ ngôn”Ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khó” không nhận ra, để tin nhận Đấng thưởng phạt đời hiện tại và mai sau.Bây giờ van vái, than thân trách phận muốn xin làm lại cuộc đời, đã muộn rồi.: Ông Áp-ra-ham đáp:”Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần thưởng của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ La-da-rô được phần thưởng nơi đây, còn con thì phải chịu phạt khốn khổ”.(Lc 17,25)
Lm Sơn Đoài