Văn hóa nghệ thuật

Vài cảm nhận về tác phẩm Tùng hóa Hạc của Kimura (Nhật Bản)

Cập nhật lúc 11:08 18/04/2019
Theo quan niệm của nhiều nước phương Đông, hạc là loài chim bay cao, bay xa nhất trong các loài chim còn tùng là loài cây có tuổi thọ cao cho nên trong nhiều tác phẩm nghệ thuật cổ (tranh, điêu khắc, cây cảnh...)
Theo quan niệm của nhiều nước phương Đông, hạc là loài chim bay cao, bay xa nhất trong các loài chim còn tùng là loài cây có tuổi thọ cao cho nên trong nhiều tác phẩm nghệ thuật cổ (tranh, điêu khắc, cây cảnh...) người ta thường sử dụng tùng - hạc thể hiện cho sự trường tổn, cao quí.

Cây cảnh Việt Nam tạo hình hạc lập theo công thức lấy thân cây tượng trưng cho chân, thân, cổ... chim hạc. Cành số 1 tượng trưng cho đuôi, cành số 2,3 tượng trưng đôi cánh, cành số 4 nhô ra phía trước đúng với phần ức của chim nên gọi là cành hầu, ngọn cây tượng trưng cho đầu chim hạc.

Cây cảnh hạc lập Việt Nam thường tạo từng đôi đối xứng nhau, dùng để bày ở các nơi thờ cúng, tạo vẻ uy nghi. Song nhìn chung cây cảnh hạc lập Việt Nam tùy thuộc loại hình cách điệu nhưng có phần đơn giản khô cứng, tất cả đều sao chép như nhau chứ không phải là sản phẩm đơn chiếc nên không tạo được hiệu quả cao trong cảm thụ nghệ thuật.

Chiêm ngưỡng tác phẩm cây tùng hóa hạc của Kimura (Nhật) ta thấy tác giả cũng kết hợp hai yếu tố “trường tồn” (tùng hạc) trong một tác phẩm. Đồng thời cũng kết hợp giữa nghệ thuật mô phỏng và nghệ thuật cách điệu khiến hình tượng vừa thực vừa hư đạt tới độ thẩm mĩ cao. Tác giả không minh họa cụ thể đôi chân hạc theo nghệ thuật mô phỏng mà là một đoạn thân xiêu với đường nét quằn quại, u bướu đượm vẻ già nua được hiểu như đôi chân chim hạc duỗi về phía trước. Mặt khác dùng kỹ thuật jin rất đắt để tạo nên phần ức, cổ và đầu mỏ chim hạc. Hai cành trùng phương (cây không có ngọn) như đôi cánh khỏe khoắn đang vỗ cánh bay. Nhờ đường nét thân cây có thể nói là kỳ mộc trời cho kết hợp với cách tạo hình độc đáo, kỹ thuật jin tài tình để nó trở thành một tác phẩm đỉnh cao.

Cây được trồng sát mép chậu bầu dục (không phải là 1/3 chiều dài của bồn như thông lệ), cố tình để cả một thảm rêu rộng ở phía sau như một đám mây. Và do đó tác giả cũng không bầy đặt thêm bất cứ phối vật gì trên thảm rêu đó, bởi bất kỳ phối vật gì đặt vào đểu có thể làm hỏng tác phẩm.

Đúng là một tư duy nghệ thuật tưởng như đơn giản mà thật tuyệt vời.

---------------
* Chuyên gia cao cấp Trung ương Hội Sinh vật cảnh Việt Nam. 
Trịnh Thuận Đức
Thông tin khác:
Vại Hương Canh - chum Thanh Hóa (18/04/2019)
Họa sĩ Đông Dương là ai? (10/04/2019)
Chúa nhân từ tha thứ (10/04/2019)
Cây hoa giấy (04/04/2019)
Bình Ca - Trung Giã (04/04/2019)
Phải lo điều hoán cải (03/04/2019)
Đánh thức "con đường tơ lụa" (26/03/2019)
Biến hình trong sứ vụ (22/03/2019)
Tác dụng của việc bình cây cảnh nghệ thuật (20/03/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log