Gương điển hình

Ấp Công giáo toàn tòng một lòng kính trọng Bác

Cập nhật lúc 09:23 27/02/2012

 Giáo xứ Châu Long từ 2009 về trước, có 279 gia đình và 1.552 giáo dân cư ngụ chủ yếu dọc hai bờ sông kênh F1 (dài 5km). Trước đây bà con giáo dân nơi có nghề làm pháo nổ, từ khi có Chỉ thị của Thủ tướng, họ đã chuyển đổi, tập trung  sang nghề làm ruộng và chăn nuôi. Giáo xứ có 3 nhà thờ với 2 linh mục, 1 tu sĩ trong đó hai nhà thờ mới được xây dựng khang trang. Hai nhà thờ mới xây nói trên là hai giáo họ thuộc xứ Châu Long và cùng đều có chữ đầu là - Châu, có lẽ chữ châu trong châu báu, long nhả châu, lưỡng long hý châu... đó là Châu Bình và Châu Thái; chữ - Thái - ở đây là bà con ta có gốc gác ở Thái Bình di vào trong đó những năm 1954. Giờ thì nhân danh ở hai châu này đã đủ để trưởng thành lên xứ, và sự thật đã trở thành xứ Bình Thái, lấy Châu Bình làm xứ. Còn bà con giáo dân ở Châu Long, hầu có quê hương bản quán chủ yếu ở Bùi Chu và Phát Diệm cùng một số thuộc xứ Từ Châu (Thanh Oai- Hà Nội). Cả hai giáo xứ về đời sống đạo, hằng ngày tại các nơi thờ phượng đều đặn diễn ra các nghi thức tôn giáo; các ngày lễ lớn như lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh, các ngày lễ quan thầy với sự hỗ trợ của chính quyền được cử hành rất long trọng, được quan tâm chăm lo cho đời sống tinh thần cũng như vật chất và tạo mọi điều kiện để sinh hoạt tôn giáo diễn ra tốt đẹp, thực hiện phương châm sống: “Tốt đời, đẹp đạo”.

Từ năm 1995 khi được Tổ đảng (Chi bộ hiện nay) và Tổ công tác mặt trận ấp tuyên truyền, triển khai thực hiện cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” giáo dân hiểu được đây là cuộc vận động hết sức có ý nghĩa mang tính thiết thực vì sự tiến bộ và nâng cao cuộc sống của nhân dân , rất phù hợp với mong ước của mọi người trong giáo xứ. Mọi người đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, từ lúa một vụ năng suất thấp, thiếu ăn thường xuyên đến trồng lúa 2 vụ năng suất cao, phát triển chăn nuôi heo, cá. Đời sống kinh tế các gia đình ngày càng được nâng cao, bà con đóng góp công sức nâng cấp đường hai bên ấp vượt trên đỉnh lũ năm 2008 và bê tông hóa một bên đường, kéo điện phục vụ cho sinh hoạt, tình làng nghĩa xóm ngày càng khắng khít, việc học tập của con em ngày càng được quan tâm, đời sống văn hoá, tinh thần ngày càng phát triển , các tệ nạn được đẩy lùi, giáo xứ liên tục đạt các danh hiệu giáo xứ 3 không: “Không tội phạm, không mại dâm, không ma túy”. Các nghĩa vụ đều hoàn thành tốt. Năm 1997 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và năm 2004 khu dân cư giáo xứ F1 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động Hạng III, năm 2009 Hạng II về thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Năm 2007 khi được triển khai và quán triệt về cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, giáo dân lại càng có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng và tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người coi đạo đức là cái gốc, là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người và Người là tấm gương về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; yêu thương con người; suốt đời phụng sự cho đất nước, dân tộc. Giáo dân thống nhất với chủ trương của chi bộ ấp là gắn kết cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với cuộc vận động : “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” để thực hiện. Giáo dân nhận thức được những giá trị đạo đức của tôn giáo không xa với tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cùng vì mục đích thăng tiến con người, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp, mỗi người đều có thể học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, từ đó bà con giáo dân rất phấn khởi thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn liền với cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đạt được những kết quả đáng phấn khởi.
Về đoàn kết, giúp nhau sản xuất, thực hành tiết kiệm chống lãng phí: trước đây giáo dân có thói quen sạ dầy (250-300kg/ha) nay thực hiện xạ thưa (từ 150-200kg/ha) từ đó tiết kiệm được lúa giống, giảm được phân bón, giảm áp lực sâu bệnh bớt phải phun xịt thuốc, đảm bảo được năng suất, giảm ô nhiễm mỗi trường tăng hiệu quả kinh tế, đời sống vật chất ngày càng nâng cao, bà con giáo dân tích cực đóng góp công của xây dựng quê hương. Từ năm 2007 đến nay, nhân dân đã đóng góp 4 tỷ đồng để nâng nền hạ 5km đường bê tông rộng 3m, xây 3 cây cầu, bắt điện đường 4km…Giáo dân còn phát triển nuôi heo, nuôi cá, tận dụng đất chung quanh nhà để trông rau, cải thiện bữa ăn tiết kiệm một khoản chi tiêu đáng kể hàng ngày.
Trong lãnh vực đời sống văn hóa tinh thần, hiện nay gần 100% số hộ có điện thoại, gần 80% số hộ dân có vi tính, 2 con đường của ấp đều được bê tông hóa, có đèn đường. 3 nhà thờ cũng là 3 khu sinh hoạt văn hóa, có sân rộng cho các em vui chơi, có các phòng đọc sách, hát Karaoke, đây cũng là nơi ban ấp thường xuyên tổ chức các cuộc họp dân để triển khai các nội dung của cuộc vận động, cũng như bàn bạc lấy ý kiến nhân dân trong mọi công việc của ấp, của xã. Ngoài 3 ca đoàn, 1 đội trống phục vụ cho các nghi lễ tôn giáo, trong giáo xứ tổ chức thêm 2 đội múa lân phục vụ các ngày lễ tết.
 
 
 
Đặc biệt trong việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, bà con giáo dân nỗ lực lo cho con em học hành. Bản thân Linh mục Giuse Phan Chí Minh- nguyên là linh mục chánh xứ và là anh trai Linh mục Phan Đình Sơn chánh xứ hiện nay đã chủ động làm gương và vận động các nhà hảo tâm (từ năm 2007 đến nay) đóng góp hàng chục triệu đồng để giúp các em khó khăn, động viên các em có thành tích tốt trong học tập, nhất là các em có thành tích trong rèn luyện đạo đức. 100% các em trong độ tuổi đều đến trường, không có trường hợp vi phạm kỷ luật nặng hoặc bỏ học; tỷ lệ thi đậu THPT đạt từ 98-100%. Hơn 80% các em trong độ tuổi học Đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp.
Mến Chúa, yêu người là tâm niệm của người giáo dân phù hợp với tấm gương thương yêu con người của chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực hiện cuộc vận động, tình thương thân tương ái đã được nhân lên... Ngoài ra còn hỗ trợ một số hộ nghèo ở các ấp lân cận và quyên góp giúp đồng bào bị bão lụt, thiên tai (trị giá 17,5 triệu).
Một điều đáng nói là trước đây thỉnh thoảng còn có hiện tượng mất đoàn kết, xích mích, hoặc một vài thanh niên thinh thoảng uống rượu quậy phá, khi thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” các hiện tượng trên không còn, các vụ thường án không xảy ra, gần 3 năm qua không có vụ việc nào cần đến tổ hoà giải hoặc sự có mặt của tổ công an. Từ mô hình “ba không” nay giáo dân hai xứ nâng cấp lên “năm không”: “Không mại dâm, không ma túy, không tội phạm, không có trẻ thất học, không sinh con thứ 3”.
Trần Công- Thành Nam
Thông tin khác:
Hợp tác xã của giáo dân nghèo (15/02/2012)
Xuân Thiện phát huy nội lực xây dựng vùng giáo vững mạnh (14/02/2012)
Làng chài Tân Cao đã khởi sắc (10/02/2012)
Làm giàu nhờ mô hình trồng hoa lan (10/02/2012)
Về với Quảng Ninh (30/01/2012)
Xuân Lộc - một năm nhiều khởi sắc (24/01/2012)
Trăn Trở nơi xứ đạo người H’Mông (09/01/2012)
Đổi mới ở Nguyệt Đức (26/12/2011)
Phú Nhai mùa Giáng sinh về (14/12/2011)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log