Gương điển hình

Hai anh em ruột anh hùng dân tộc

Cập nhật lúc 07:17 07/01/2022
Triệu Quốc Đạt (? - 248) anh ruột của Bà Triệu, sinh tại miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ông là một huyện lệnh vùng đất thuộc Cửu Chân (Thanh Hóa), Khi còn nhỏ ông có công nuôi em gái do cha mẹ mất sớm.
Tranh Đông Hồ "Bà Triệu cưỡi voi". Ảnh: TL
Tranh Đông Hồ "Bà Triệu cưỡi voi". Ảnh: TL
Triệu Quốc Đạt (? - 248) anh ruột của Bà Triệu, sinh tại miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ông là một huyện lệnh vùng đất thuộc Cửu Chân (Thanh Hóa), Khi còn nhỏ ông có công nuôi em gái do cha mẹ mất sớm. Vào tuổi thanh niên, ông cùng em gái chuẩn bị lực lượng, tích trữ lương thảo, chiêu mộ hào kiệt. Sau đó, dẫn nghĩa sĩ trên đến vùng Núi Nưa (nay thuộc các thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, xã Mậu Lâm, huyện Như Thành và xã Trung Sơn, huyện Nông Cống, ngày đêm mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa. Năm 248, ông cùng em gái tụ binh khởi nghĩa chống lại quân Đông Ngô đang đô hộ nước ta. Sau đó, ông bị lâm bệnh qua đời. Quân sĩ tôn Bà Triệu làm thủ lĩnh tiếp tục chống lại Đông Ngô. Tên ông được đặt tên cho một con phố ở Hà Nội.

Bà Triệu (226-248), em của ông Triệu Quốc Đạt, còn được gọi Triệu Ẩu, Triệu Trinh Nương. Lúc nhỏ bà từng thưa với cha: “Lớn lên con sẽ đi đánh giặc như hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị”. Cha mẹ mất sớm, bà ở với anh, Vào tuổi 19, bà chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ. Năm 248, bà cùng người anh khởi binh chống lại quân Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác. Hai anh em dẫn quân đánh chiếm huyện lỵ Tư Phố hữu ngạn sông Mã. Thừa thắng, hai anh em dẫn nghĩa quân đánh giặc ở vùng đồng bằng. Triệu Quốc Đạt không may lâm bệnh qua đời. Bà đã phối hợp với ba anh em họ Lý ở Bồ Điền đánh chiếm các vùng đất còn lại ở phía Bắc Thanh Hóa, đồng thời xây dựng tuyến phòng thủ từ vùng căn cứ Bồ Điền đến cửa biển Thần Phù (Nga Sơn). Quân bà đi đến đâu cũng được dân chúng hưởng ứng, khiến quân thù khiếp sợ. Bà Triệu từng bày tỏ: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho giặc”. Quân Đông Ngộ khiếp sợ uy dũng của Bà Triệu đã thốt lên: Múa giáo đánh cọp dễ / Đối mặt Vua Bà thì thực khó”. Do chênh lệch về lực lượng cuộc khởi nghĩa của chị em họ Triệu thất bại. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng lúc mới 23 tuổi. Đền và tượng Bà được dựng tại xã Triệu Lộc, xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tên bà được đặt cho một đại lộ tại Hà Nội cùng đường phố ở nhiều tỉnh thành.
 
Hải Vân
Thông tin khác:
Phú Thượng - Xứ đạo kiểu mẫu (06/01/2022)
Họa sĩ Nguyễn Sáng và nhà văn Nguyễn Quang Sáng (05/01/2022)
Gương sáng làm theo lời Bác (04/01/2022)
Mùa yêu thương (02/01/2022)
Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi (29/12/2021)
Chứng nhân đức tin - Nữ tu 105 tuổi dòng Mến Thánh Giá Hà Nội (29/12/2021)
Học Bác bằng việc làm thiết thực (28/12/2021)
Nhìn lại vụ án các linh mục, tu sĩ Công giáo ở Vinh hơn một Thế kỷ trước (27/12/2021)
THÁNH PHÊRÔ CANISIÔ, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh (24/12/2021)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log