Lễ khai mạc Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I ở Nhà Hát lớn, Hà Nội ngày 28/10/1946. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản |
Vốn người quê Thường Tín (Hà Đông), nay là huyện Thường Tín, Hà Nội. Cố nghệ sĩ nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Khoản sinh năm 1917. Sớm được giác ngộ cách mạng định hướng cho lý tưởng một đời dấn thân theo cách mạng, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngay từ đầunhững năm 30, cậu thanh niên Nguyễn Bá Khoản với tấm lòng yêu nước đã trăn trở thao thức kiếm tìm gắn kết đời mình trong công việc, hòa vào dòng sử cách mạng dân tộc.
* Nguyễn Bá Khoản, người chép sử bằng ảnh Suốt một đời gần nửa thế kỷ, 1945 đến 1993 tâm hồn ông hiện hữu qua lăng kính của một nhiếp ảnh gia, là phóng viên của nhiều tờ báo,như: Cứu Quốc, Bạn Dân, Tin Tức… Thời báo ngày ấy ông không chỉ là một nghệ sĩ nhiếp ảnh giữ lại cho dòng sử cách mạng, cho quê hương hướng đến thế hệ mai sau những hình ảnh đậm nét về đất nước con người thanh bình hiền hòa dễ yêu thương! Bên những mái rạ là những làng quê êm ả ghi lại những khoảnh khắc trao ban cho nhau nghĩa cử thân ái, là sinh hoạt tương thân tương ái giúp nhau trong đời sống, hiện hữu một quê hương đất nước chan chứa tình người.
* Người chiến sĩ hòa mình vào lửa đạn chiến tranh Sẽ là một thiếu sót nếu như quên lãng ông đã là một chiến sĩ thực thụ. Người chiến sĩ với vũ khí ống kính máy ảnh đã lăn lộn, xả thân vào giữa chiến trường mịt mù lửa đạn ghi nhanh những giây phút nóng bỏng của chiến trường ngay những ngày đầu khởi nghĩa. Bắt kịp những gương mặt là những người con quê hương mặc áo lính với lòng dũng cảm kiên cường xông pha trên trận địa, quyết dành chiến thắng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Là phóng viên chiến trường theo dấu chân báo Cứu Quốc ngày ấy, ông đã lưu lại nhiều hình ảnh quả cảm trong trách nhiệm của một phóng viên chiến trường Nguyễn Bá Khoản.
* Người nghệ sĩ trong tâm hồn nhân dân Với gần hai nghìn ảnh chụp - một gia tài không nhỏ của một đời người, Nguyễn Bá Khoản đã thêm chút vốn liếng nhỏ nhoi vào gia tài tinh hoa nước Việt, còn mãi hôm nay và cho thế hệ mai này. Ông đã xứng đáng nhận rất nhiều huân huy chương và giải thưởng quốc gia, đặc biệt là giải thưởng Hồ Chí Minh (ngay từ đợt đầu năm 1996). Nhưng giải thưởng đặc biệt hơn cả là còn mãi trong lòng quê hương, đất nước, trong tâm khảm mỗi người đã dành ban tặng cho ông, người nghệ sĩ nhiếp ảnh của nhân dân. Hôm nay đây, lịch sử đã sang trang, đất nước phát triển hưng thịnh! Quê hương ngày một đổi mới với vòng tay nối kết rộng dài…
Thể theo nguyện vọng mong muốn của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và cũng là điều mong muốn của biết bao tấm lòng quê hương, đất nước muốn có một điểm nhấn, tên một con đường.
Đây là một việc làm có ý nghĩa thiết thực không chỉ để xưng tụng, vinh danh một cá nhân, một tên tuổi mà mục đích chính yếu nhắm tới giáo dục truyền thống hôm nay và mai sau cho thế hệ trẻ sống nhớ về nguồn cội.
Mong được như vậy!