Gương điển hình

VỀ HƯỚNG PHƯƠNG, GẶP MỘT NGƯỜI CÔNG GIÁO SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỎI

Cập nhật lúc 08:56 08/06/2010

So với những vùng quê khác ở Quảng Phương, thì xã Hướng Phương có diện tích đất sản xuất nông nghiệp không nhiều, lại bạc màu, nên năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm đạt thấp. Giống như số phận của nhiều thanh niên, trai tráng khác ở trong vùng, khi đã trưởng thành, Ngô Tung Hoành cũng từng phải trải qua nhiều nghề để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Không được học hành đến nơi đến chốn, nghề nghiệp lại không, nên cho dù  phải lao động, làm thuê quần quật, nhưng kinh tế và cuộc sống của gia đình Ngô Tung Hoành vẫn chẳng khá giá lên được bao nhiêu. Nhưng những lần đi làm thuê đó đây, rồi những lần đọc báo, nghe đài, thấy trong xã, trong huyện, trong tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương nông dân thành công từ các mô hình sản xuất nông nghiệp, có lúc Ngô Tung Hoành đã dám nghĩ đến ý định sẽ trở về quê khởi nghiệp bằng mô hình kinh tế tổng hợp. Đã có ý tưởng, nhưng do thiếu vốn đầu tư, do số diện tích gia đình anh hiện có còn manh mún , ít ỏi , “cái khó bó cái khôn”, nên ý tưởng của Ngô Tung Hoành vẫn chưa có điều kiện để thực hiện.

              Năm 2003, khi UBND huyện Quảng Trạch có chủ trương dồn điền đổi thửa, nhằm tạo điều kiện cho nông dân thâm canh, phát triển kinh tế trên một diện tích đất sản xuất lớn hơn, tập trung hơn, Ngô Tung Hoành đã bàn bạc với gia đìnẫtin UBND xã nhận gần 3 ha đất hoang, đất ruộng để xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp.
              Có đất sản xuất, nhưng do vốn liếng còn hạn chế, thiếu thốn, chưa đủ điều kiện thuê máy móc, nên vợ chồng Ngô Tung Hoành đã động viên nhau dùng sức người đào, gánh đất bằng sức lao động của mình để đào ao, đắp bờ chuẩn bị bắt tay vào thả nuôi cá nước ngọt nhằm lấy ngắn, nuôi dài. Quần quật lao động suốt mấy tháng trời cuối cùng mấy sào ao thả cá cũng đã hình thành. Tuy là một người nông dân ít được học hành, đào tạo, nhưng Ngô Tung Hoành luôn ý thức được rằng, muốn thả nuôi thành công các giống cá nước ngọt, thì người nuôi phải biết kỹ thuật, nắm chắc kinh nghiệm, phải tuân thủ nghiêm ngặt các khâu vệ sinh ao nuôi, cho cá ăn…Nên ngoài những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được ở những hộ gia đình đi trước, Ngô Tung Hoành còn kiên trì chịu khó mua các loại sách, vở, tài liệu liên quan về để tham khảo, tìm hiểu. Có thêm hiểu biết về các giống cá nước ngọt, Ngô Tung Hoành liền mua các loại giống cá nước ngọt như trắm cỏ, rô phi đơn tính, chép, mè tiến hành thả nuôi. Vụ đầu tiên, nhờ thực hiện tốt các quy trình từ chọn giống, thả nuôi, nên mấy sào ao đã đưa lại cho gia đình anh một số tiền lãi trên 15 triệu đồng. Số tiền tuy không lớn, nhưng đó chính là niềm động viên quan trọng làm cho anh và gia đình có thêm niềm tin vào một hướng thoát nghèo mới trên vùng đất vốn nghèo khó này mà từ trước đến nay chưa có ai làm được.
              Thành công ban đầu tư mô hình nuôi cá nước ngọt đã thôi thúc Ngô Tung Hoành nghĩ ngay đến một mô hình kinh tế nông nghiệp tổng hợp, với quy mô lớn hơn, đa dạng hơn. Anh đã bắt tay vào quy hoạch, cải tạo thêm một số diện tích ruộng để trồng lúa tự túc lương thực, xây dựng thêm một vài dãy chuồng trại để chuẩn bị thực hiện mô hình vườn – ao - chuồng kết hợp.
              Đến nay, hàng năm, mô hình kinh tế nông nghiệp tổng hợp của Ngô Tung Hoành gieo cấy được 1,2 ha lúa, thả nuôi các giống cá nước ngọt trên 1,5 ha ao hồ, nuôi gần 1.000 con vịt đẻ, 8 con bò và 2 con lợn nái sinh sản. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt các khâu về sinh khu vực sản xuất, vệ sinh ao nuôic cá, chuồng chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng các loại dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú ý, nên hàng năm, các giống vật nuôi của gia đình Ngô Tung Hoành không bị xẩy ra dịch bệnh. Nhờ đó, các sản phẩm gia đình anh làm ra được người tiêu dung và các thương lái trong vùng tín nhiệm, tin tưởng. Sản phẩm làm ra đến đâu, tiêu thụ đếm đó. Bình quân, mỗi năm, từ trồng lúa, nuôi cá, chăn nuôi bò, lợn, gà, vịt, gia đình giáo dân Ngô Tung Hoành có thu nhập gần 100 triệu đồng.
              Không chỉ sản xuất giỏi, đưa kinh tế gia đình từ nghèo khó trở nên khá giả, Ngô Tung Hoành còn rất nhiệt tình tham gia các phong trào hoạt động của thôn, của xã, của các họ giáo, nên anh đã được bà con nông dân trong thôn tín nhiệm, bầu giữ chức Chi hội trưởng Chi hội Nông dân. Ở cương vị  của người đứng đầu hội quần chúng, Ngô Tung Hoành đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng tỏ chức Hội tại địa phương ngày càng vững mạnh. Anh đã cùng với Ban chấp hành Chi hội tìm tòi, đổi mới phương pháp hoạt động, nên ngày càng thu hút và lôi cuối nhiều nông dân tham gia vào tổ chức Hội của thôn.
              Anh cùng các thành viên trong Ban chấp hành Chi hỗi đã biết phát huy tinh thần đoàn kết của các hội viên và động viên họ đa dạng hoá các ngành nghề nông thôn, chú trọng phát triển thêm nghề đan lát, các ngành nghề dịch vụ góp phần cải thiện kinh tê và tăng thu nhập. Từ môộ thôn trồng lúa có năng suất đạt thấp, hiện nay bình quân, năng suất lúa ở Hướng Phương luôn đạt cao trên 54 tạ/ha…Nhờ đó, hiện nay, trong thôn có trên 50% gia đình hội viên có cuộc sống khấm khá so với trước.
              Cuộc sống khấm khá, các hội viên trong Chi hội Nông dân thôn Hướng Phương càng có thêm điều kiện để đóng góp xây dựng cơ sở vật của của thôn phục vụ cho dời sống dân sinh và sản xuất. Vừa qua, các hội viên trong Chi hội đã đóng góp được 85 triệu đồng xây dựng kho chứa hàng hoá tập thể phục vụ cho sản xuất và trao đổi hàng hoá của thôn…Các phong trào hoạt động của Chi hội Nông dân thôn Hướng Phương đã được Hội Nông dân xã Quảng Phương và Hội Nông dân huyện Quảng Trạch ghi nhận, đánh giá cao. Nhiều năm, Chi hội đã được công nhận danh hiệu trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Nhiều năm, gia đình anh Ngô Tung Hoành cũng được công nhận danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Trương Thị Hiền
Thông tin khác:
NHÀ GIÁO HOÀNG ĐĂNG KHOA, ĐỜI THƠ VÀ ĐỜI DẠY HỌC (01/06/2010)
“ANH MÙ” VÀ KẾ HOẠCH “BIỂN GỌI, B40 TRẢ LỜI” (27/05/2010)
Cô giúp việc (25/05/2010)
Giáo dân Yên Duệ đoàn kết xây dựng khu dân cư (19/05/2010)
Tâm phúc của một vị Linh mục với trẻ mồ côi (15/05/2010)
Bốn Anh hùng LLVTND là người Công giáo (27/04/2010)
Ngày ấy có anh tiến vào Sài Gòn (23/04/2010)
Người thanh niên Công giáo làm sống lại lò gốm cổ nghìn năm (20/04/2010)
Hơn cả tình anh em ruột thịt (03/04/2010)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log