Suy niệm
Sau khi Đức Giê-su giảng dạy dân chúng về vấn đề đừng ham mê của cải (câu13-21); tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng (câu 22-32 ) và hãy tích trữ của cải cho đời sau (câu,33-34 ), thì ở đây Chúa nhắn nhủ phải thực hiện những điều giáo huấn đó để luôn luôn sãn sàng cho giờ chết của mình.
Bài Tin Mừng này ghi lại những lời Chúa dạy về việc phải luôn luôn sẵn sàng cho giờ từ giã cõi đời này để bước vào sự sống đời sau.
Tỉnh thức là luôn luôn ở trong tình trạng đang làm nhiệm vụ.
Tỉnh thức để làm gì ? Dụ ngôn nói “để đợi chủ về”. Nghĩa đầu tiên là đợi chờ ngày Chúa Giê-su lại đến ; nghĩa thứ hai là ngày chết của mỗi người ; nghĩa thứ ba là những lúc Chúa đến viếng thăm ban ơn cho ta. Trong cả 3 trường hợp ấy, chỉ có ai tỉnh thức, sẵn sàng và nhanh nhạy mới gặp được Chúa và được Chúa thưởng.
Người Do Thái diễn tả sự tỉnh thức bằng hình ảnh người đầy tớ thắt lưng tay cầm đèn cháy, giống như Mười Trinh Nữ đón chàng rể. Đó là tư thế sẳn sàng trong bổn phận đời và nhất là trong bổn phận đạo cho ngày Chúa đến lần hai hay sẳn sàng cho giờ Chúa gọi ra khỏi đời này.
Sẵn sàng thắt lưng là biểu trưng cho tâm hồn trong sạch, sẳn sàng đèn cháy là niềm tin sống động trong những việc lành phúc đức.
Kinh Thánh không thiếu Lời Chúa nói về chuyện tỉnh thức, sẳn sàng : hãy tỉnh thức vì các người không biết giờ nào chủa nhà sẽ đến (Mt 24, 42). Con người sẽ đến bất chợt như kẻ trộm đến ban đêm (Mt 24, 43) như chàng rể đến trể lúc đêm khuya (Mt 25, 1) , lời Thánh Phaolô: hãy tỉnh thức vì những hiểm nguy xác thịt (1Cr 16, 13 ), lời Thánh Phêrô : hãy tỉnh thức vì ma quỷ như Sư tử tìm mồi cắn xé (1Pr 5, 8 ).
Sự thiếu sót bổn phậngiữa niềm tin và cuộc sống hàng ngày (hăng hái sinh hoạt giáo xứ nhưng lại bỏ quên những đòi hỏi công bằng, bác ái) là những hình ảnh méo mó mà người Kitô hữu thường tạo ra cho Giáo Hội. Người Ki-tô hữu phải nhận lấy một phần trách nhiệm trong việc gây ngộ nhận nơi anh em lương dân. Do đó, Chúa Giê-su mời gọi họ tỉnh thức để điều chỉnh cung cách sống đời, sống đạo (sao cho tốt đời mà vẫn đẹp đạo)
Lời Chúa mời gọi người Ki-tô hữu tỉnh thức để nhận ra Nước Trời đang hiện ra giữa cuộc sống : chúng ta sống thế nào để Tin Mừng không bị đen tối, nhưng được trình bày bằng những hình ảnh đẹp nhất của công bằng và bác ái.
Niềm hạnh phúc lớn nhất của dụ ngôn trong Tin Mừng này là nút thắt được mở ra : ông chủ thưởng công cho người đầy tớ trung thành tỉnh thức. Ông mở tiệc phục vụ lại đứa đầy tớ của mình : ông thắc lưng, đi lại bàn ăn và hầu hạ nó. Sự thưởng công này vượt trên suy nghĩ của tên đầy tớ. Ở đây chắc chuyện đời không xảy ra. Nhưng trong đạo việc này xảy ra có thật ở đời sau. Vì thế Thánh Phao-lô viết về hạnh phúc Nước Trời : mắt chưa hề xem, tai chưa hề nghe … (1Cr 2,9)
Nghe ai đó quảng cáo : “Nấm tróc ăn ngon lắm” bạn tôi liền trổ tài đấu bếp. Trong ngày sinh nhật của nó, nó làm nấm rồi chế biến thức ăn rất ngon. Trước khi nhập tiệc, nó tuyên bố : sẽ đãi chúng tôi một món ăn lạ, nhưng hãy an tâm vì nó đã cho con chó ăn thử rồi. Tiệc sinh nhật sắp kết thúc, trong lúc mọi người đang vui vẻ, đứa em của bạn tôi chạy về vừa nói vừa thở : “Chị Duyên ơi, con chó nó chết rồi”. Không ai bảo ai, chúng tôi chạy tán loạn, ai cũng muốn đi bằng phương tiện nào đó đến bệnh viện nhanh nhất. Ngay lúc đó, người ta kéo xác con chó mới bị đụng xe về, mọi người thở phào nhẹ nhõm như vừa thoát chết.
Bài học áp dụng
Thánh hóa sinh hoạt trong ngày
Ýtưởng đẹp :
Sẵn sàng trong mọi nơi mọi lúc