Tin tức - Hoạt động

Nhân sĩ trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Cập nhật lúc 11:48 23/03/2013

 Sau lời khai mạc của ông Vũ Trọng Kim- Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban TƯ MTTQVN, các đại biểu đã trao đổi ý kiến rất thẳng thắn, tâm huyết. GS Lưu Văn Đạt – Chủ tịch hội đồng tư vấn về pháp luật của MTTQVN, sau khi nêu những tiến bộ của bản dự thảo so với Hiến pháp 1992 cũng đề nghị phải rà soát lại câu chữ để thấy cơ chế nhân dân là chủ. Về điều 4, GS Đạt cho rằng không phải bàn cãi vì tính lịch sử của dân tộc ta đặt ra như thế nhưng cần phải có cơ chế giám sát  để tránh lạm quyền. GS Lê Văn Lan đề nghị cần khẳng định đây là bản Hiến pháp của thời kỳ hội nhập của đất nước Việt Nam nên cũng cần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tương xứng chứ không mờ nhạt như điều 64 của dự thảo. GSTS Nguyễn Đăng Dung đề nghị bản dự thảo phải thể hiện sao cho mọi người dân đều thấy mình có quyền lợi và nghĩa vụ trong đó.

Về vấn đề tôn giáo cũng được nhiều đại biểu đề cập. TS Phạm Huy Thông- Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban ĐKCGVN cho rằng, so với Hiến pháp 1992, thì bản dự thảo có tiến bộ nhiều. Hiến pháp 1992 quy định ở điều 70: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, nay điều 25 dự thảo viết: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Như vậy là đúng vì trẻ em cũng có quyền đó và ngay cả những người bị mất quyền công dân hay người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống, du lịch, công tác cũng có quyền đó. Tuy nhiên cần chính xác thêm là: Mọi người có quền tự do hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Ông cũng đề nghị khẳng định tư cách pháp nhân của tôn giáo và các tổ chức tôn giáo hợp pháp trong Hiến pháp để tránh xảy ra những vụ khiếu kiện dân sự. Ví dụ, hiện nay khi cấp sổ đỏ cho giáo xứ, cơ quan thường lấy tên linh mục xứ đứng tên. Nhưng các linh mục khi đổi xứ hay qua đời gây khó khăn cho giáo xứ muốn cải tạo, xây dựng trên mảnh đất đó. Hòa thượng Thích Gia Quang- Phó Chủ tịch HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị ghi thêm vào khoản 3 điều 25: Nhà nước tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo pháp luật. Lễ sanh Thượng Mai Thanh  ( Cao Đài Hà Nội) đề nghị thêm vào khỏan 3 điều 25: Không  tổ chức, cá nhân nào được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo…
Kết luận hội nghị, Chủ tịch Huỳnh Đảm chân thành cảm ơn ý kiến tâm huyết của các đại biểu và mong tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa ý kiến của các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo để bản Hiến pháp mới thực sự là trí tuệ của nhân dân.
Triết Giang
Thông tin khác:
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ THÁNH LỄ ĐĂNG QUANG GIÁO HOÀNG (19/03/2013)
NHỮNG VIỆC MỤC VỤ ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG PHANXICÔ (15/03/2013)
"HABEMUS PAPAM!" - "CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG!" (14/03/2013)
VÒNG BỎ PHIẾU THỨ HAI VÀ BA: CHƯA CÓ TÂN GIÁO HOÀNG (13/03/2013)
Làn khói đen đầu tiên báo hiệu chưa có Tân Giáo Hoàng. (13/03/2013)
Khai mạc mật nghị bầu tân Giáo hoàng tại Tòa thánh Vatican (12/03/2013)
PHIÊN HỌP KHOÁNG ĐẠI CUỐI CÙNG CỦA HỒNG Y ĐOÀN (12/03/2013)
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MẬT NGHỊ BẦU TÂN GIÁO HOÀNG (12/03/2013)
NHÀ SANTA MARTHA ĐÃ SẴN SÀNG CHO CÁC HỒNG Y NGHỈ NGƠI (11/03/2013)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log