Tin tức - Hoạt động

Tự Lực Văn Đoàn

Cập nhật lúc 07:17 11/09/2021
Tự Lực Văn Đoàn (1934-1943) là tổ chức văn học và báo chí tư nhân do nhà văn Nhất Linh khởi xướng và kiếm sống bằng văn chương chuyên nghiệp hiện đại đầu tiên ở Việt Nam.
Tự Lực Văn Đoàn là nhóm chuyên nghiệp nghề văn trong những năm 1930 - 1945. Ảnh: TL
Tự Lực Văn Đoàn là nhóm chuyên nghiệp nghề văn trong những năm 1930 - 1945. Ảnh: TL
Tự Lực Văn Đoàn (1934-1943) là tổ chức văn học và báo chí tư nhân do nhà văn Nhất Linh khởi xướng và kiếm sống bằng văn chương chuyên nghiệp hiện đại đầu tiên ở Việt Nam. Đúng với tên gọi, Tự Lực Văn Đoàn “tự lực” về nhiều mặt. Dù thu nhập không cao hơn so với mặt bằng trung bình của xã hội Việt Nam thời đó nhưng các thanh viên không cần phải qua con đường khoa cử thời cũ để tiến thân như cha ông, và cũng không đến nỗi phải sống lay lắt với nghiệp văn chương như thế hệ giao thời trước đó. Trong khoảng 10 năm tồn tại, thông qua nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa mà Tự Lực Văn Đoàn đã thổi một luồng gió khai phóng vào xã hội Bắc, Trung Kỳ, ít nhiều thoát khỏi sự ràng buộc của những lề thói không còn thích ứng được với nhu cầu thời đại và tìm ra hướng tiếp cận xu thế hoàn cầu. Các tiểu thuyết gia Tự Lực Văn Đoàn đã đem chất liệu đời sống Việt Nam, ngôn từ Việt Nam đan dệt theo cái mô hình tiểu thuyết châu Âu, dân tộc hóa nó đi để có thể được người đọc tiếp nhận. Tự Lực Văn Đoàn không chỉ sáng tác mà còn ra báo (Phong Hóa và Ngày Nay), lập nhà xuất bản (Đời Nay), mở nhà in, và tổ chức các giải thưởng văn học. 

Thành viên Tự Lực Văn Đoàn trong ngày ra mắt có 7 người: Nhất Linh (1905-1963), Khái Hưng (1896-1947), Hoàng Đạo (1906-1948), Thạch Lam (1910-1942), Tú Mỡ (1900- 1976), Thế Lữ (1907-1989). Xuân Diệu (1917-1985). Trong số này, có đến 3 người là anh em ruột. Gồm Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) và Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân). Dần dần Tự Lực Văn Đoàn tập hợp thêm nhiều văn nghệ sĩ, nhà hoạt động văn hóa. Như các nhà văn nhà thơ Trọng Lang, Đoàn Phú Tứ, Trần Tiêu, Thanh Tịnh, Huy Cận; các hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân; các kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp… Nhiều cuốn tiểu thuyết được xuất bản như Hồn bướm mơ tiên (1933), Nửa chừng xuân (1934), Tiêu Sơn tráng sĩ (1934), Gia đình (1936), Thoát ly (1937), Thừa tự (1938) của Khái Hưng; Đoạn tuyệt (1934), Lạnh lùng (1936), Đôi bạn (1937) của Nhất Linh, Con đường sáng (1938) của Hoàng Đạo, v.v… đã gây được dư luận về các vấn đề xã hội và văn học. Trước lúc Tự Lực Văn Đoàn xuất hiện đã có Phong trào Thơ mới. Tự Lực Văn Đoàn đã nhập cuộc. Tờ Phong hóa đăng nhiều thơ mới của Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông…
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Chống "giặc" giữa thời bình (11/09/2021)
Chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc trong cuộc vận động "Toàn dân chung tay bảo vệ môi trường" (10/09/2021)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội chuyển giao 50 máy thở cho Đại học Y Hà Nội (10/09/2021)
Vì tương lai các em (08/09/2021)
Triệu phần quà đại đoàn kết tiếp sức đồng bào miền Nam (07/09/2021)
Đan viện Solignac tại Pháp hoạt động trở lại sau 230 năm (06/09/2021)
Món quà tuy nhỏ nhưng ý nghĩa lớn (05/09/2021)
Xây dựng khu dân cư Công giáo thân thiện với môi trường (04/09/2021)
Caritas Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh chương trình "Hạt gạo tình thương" (03/09/2021)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log