Tin tức - Hoạt động

Xuân mới Hiệp Hòa

Cập nhật lúc 16:32 27/02/2010

 

Nhưng những năm gần đây, ai tới Hiệp Hòa cũng phải ngỡ ngàng trước sự đổi thay nhanh chóng của vùng đất này. Hiệp Hòa trở thành một trong những điển hình của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội. Vẫn giữ được nét cổ kính của một làng tồn tại hàng trăm năm nay, nhưng hiện diện mạo của Hiệp Hòa đã có nhiều đổi thay trong các phong trào xây dựng nông thôn mới. Con đường từ đầu xã đến cuối xã đã được trải nhựa hoặc bê tông hóa, thay thế cho con đường gập ghềnh đá sỏi khi xưa. Đường vào các thôn, xóm cũng được mở rộng, nâng cấp theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. 100% hộ dân của Hiệp Hòa đã được dùng điện. Mạng lưới trường học từ mầm non đến trung học cơ sở được đầu tư rộng khắp, tạo điều kiện cho con em trong xã đến trường... Xứ đạo Hiệp Hòa mùa xuân này đang tiếp tục vươn lên tạo bước phát triển mới.
Có được ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây. Từ một vùng đất nghèo, Hiệp Hòa đã tự mình bứt phát ngay từ những lĩnh vực truyền thống của địa phương, từ đó tạo sự chuyển biến sâu sắc trong phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch theo hướng phát triển trồng trọt, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ. Trong trồng trọt, xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ. Đảng bộ, chính quyền xã tuyên truyền, vận động nhân dân dồn điền đổi thửa, xây dựng các vùng thâm canh lúa, rau màu, áp dụng KHKT, thực hiện tốt các biện pháp khuyến nông, bảo vệ thực vật... Nhờ đó, diện tích canh tác giống mới năm sau cao hơn năm trước. Đến nay, cơ cấu giống lúa năng suất cao của Hiệp Hòa đạt trên 90% diện tích canh tác, số cánh đồng đạt 50 triệu/ha và hệ số quay vòng đất, nâng cao sản lượng cây trồng ngày càng tăng... Cùng với lúa, ngô cao sản, các loại rau màu... cũng được đưa vào canh tác ở các chân ruộng phù hợp. Sản lượng lương thực quy thóc của xã trung bình hàng năm đạt trên 3.500 tấn, cơ bản bảo đảm an toàn lương thực cho người dân. Bên cạnh đó, tận dụng lợi thế có truyền thống về nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, Hiệp Hòa đã vận động nhân dân chuyển đổi những vùng đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và đầu tư tàu thuyền để đánh bắt cá xa bờ. Đến nay, toàn xã có 468 phương tiện đánh bắt với 780 lao động tham gia nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, mang lại giá trị sản phẩm trên 10,5 tỷ đồng. Hiệp Hòa hiện có trên 80% số hộ dân tham gia phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó có nhiều hộ đã và đang đầu tư chăn nuôi nhiều loại con giống mang lại giá trị kinh tế cao, như bò laisin, ba ba, nhím... Ngoài việc khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Hiệp Hòa còn khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, như đan lát mây tre, chế biến lương thực, mộc, rèn... thu hút hàng trăm hộ trong xã tham gia. Bên cạnh việc vận động, duy trì và phát triển ngành, nghề truyền thống, Hiệp Hòa cũng tích cực du nhập các ngành nghề thủ công mới về xã và đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ thương mại. Hiện toàn xã có trên 500 cơ sở kinh doanh cá thể, tạo việc làm cho trên 700 lao động với mức thu nhập từ 1,5 đến 2 triệu/ người/tháng.
Nhờ thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, hợp lý, nên cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch nhanh. Hiện nay tỷ trọng nông nghiệp của xã đang giảm dần, tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ có xu hướng tăng, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện. Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 9,06 triệu đồng/năm. Số hộ nghèo giảm xuống còn trên 4%; số hộ giàu ngày càng tăng, một số hộ có doanh thu từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/năm. Những hủ tục đã được xóa bỏ, nếp sống văn hóa mới được hình thành. Toàn xã có trên 80% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 12/16 thôn đạt thôn văn minh tiên tiến. Giáo dục ngày càng có nhiều bước tiến mới, hằng năm số học sinh lớp 1 ra lớp đúng độ tuổi đạt 100%; số học sinh lên lớp đạt 97,7%; Trường Tiểu học Hiệp Hòa giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia. Tình hình an ninh trật tự, an toàn vùng giáo được duy trì ổn định. Những năm gần đây, Ban Hành giáo xứ đạo Yên Trì đều được tỉnh khen, xứ họ đạt xứ họ tiên tiến...
Mùa xuân mới, trên cơ sở những thành quả đã đạt được trên con đường xây dựng phát triển kinh tế, người dân vùng công giáo này đang tiếp tục phấn đấu xây dựng phát triển xã trở thành một trong những điển hình nông thôn mới của tỉnh, xứng đáng là vùng giáo dân toàn tòng tiêu biểu sống “tốt đời đẹp đạo”.
Lê Thị Cúc
báo Quảng Ninh
Thông tin khác:
Tổng số tín hữu Công giáo trên thế giới gia tăng (25/02/2010)
'Sống tốt đời đẹp đạo'- chung tay xây dựng, giữ vững và nâng cao chất lượng Làng văn hóa (24/02/2010)
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chủ sự Thánh lễ thứ Tư Lễ Tro (19/02/2010)
Đức giám mục Migliore: “Để khuyến khích sự tăng trưởng, cần tạo thuận lợi cho các quan hệ giữa con người với con người” (12/02/2010)
Công bố Sứ điệp Mùa Chay năm 2010 của Đức giáo hoàng (08/02/2010)
Lễ tấn phong tân giám mục phó giáo phận Quy Nhơn: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi” (05/02/2010)
Hội nghị Uỷ ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Hà Nam lần thứ X (khoá IV) (05/02/2010)
UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CHÚC TẾT TOÀ TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI (04/02/2010)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị lần thứ 5 nhiệm kỳ IV (04/02/2010)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log