Văn hóa nghệ thuật

Vại Hương Canh - chum Thanh Hóa

Cập nhật lúc 11:01 18/04/2019
Nghề gốm Hương Canh. vẫn giữ được những nét tinh túy vốn có. Ảnh: CTV
Nghề gốm Hương Canh. vẫn giữ được những nét tinh túy vốn có. Ảnh: CTV
Làng Hương Canh, tỉnh Vĩnh Phúc là làng gốm cổ sành, có tuổi đời hơn 300 năm và nổi tiếng với những sản phẩm như chum vại, nồi niêu, ấm chén... Do điều kiện thổ nhưỡng ở làng chủ yếu là đất sét xanh, có nhiều "thịt" nên sản phẩm gốm khi ra lò có màu đặc trưng và rất cứng, độ bền cao, gõ vào gốm có tiếng kêu cang cang độc đáo. Gốm Hương Canh chống được nước thẩm thấu, ngăn được ánh sáng, giữ được bền hương vị của những thứ đựng bên trong. Nếu dùng gốm Hương Canh để pha trà thì giữ được vị trà và nhiệt độ rất lâu; để đựng rượu thì nồng độ không giảm, thậm chí đựng càng lâu rượu càng ngon; để đựng hạt giống, hạt giống không bị ẩm mốc và bị trẩm, khi gieo trồng thì hầu hết nẩy mầm... Trong những năm 1950-1970, gốm Hương Canh gây tiếng vang lớn trên thị trường gốm sứ, có lúc bà con làng gốm sản xuất không kịp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nay làng gốm Hương Canh không còn hưng thịnh, tuy nhiên nghề gốm nơi đây vẫn giữ được những nét tinh túy xưa. Một số nghệ nhân lâu năm vẫn miệt mài theo nghề và truyền cho thế hệ sau. 

Lò Chum thuộc phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa. Đây là làng nghề thủ công nổi tiếng với sản phẩm gốm sành độc đáo được mang tên “ Gốm Lò Chum”. Nghề gốm ở đây do các thợ thủ công từ Thổ Hà (Bắc Ninh), Đanh Xá (Hà Nam), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bát Tràng (Hà Nội) đem đến vào đầu thế kỷ XIX. Với sự kết hợp hài hòa giữa kỹ nghệ làm gốm và chất đất sét vàng tại chỗ, những người thợ đã tạo nên danh tiếng cho những sản phẩm bình dị như chum, vại, hũ, cảnh quả, chậu, cối giã, bình vôi… Nhiều người tài hoa đã làm được các loại chum đựng tới 500 lít nước các loại và các loại bình cao tới 2 mét mà vẫn đảm bảo được tính hoàn hảo của sản phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật của gốm Lò Chum là chịu lửa, chín thấu, không ngấm nước, có thể được dùng cho cả mục đích công nghiệp như bảo quản các loại hóa chất. Sau bao nhiêu biến động thăng trầm, có lúc tưởng nghề gốm ở Lò Chum sẽ bị mai một, nhưng cuối cùng, những sản phẩm gốm Lò Chum tìm lại được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Họa sĩ Đông Dương là ai? (10/04/2019)
Chúa nhân từ tha thứ (10/04/2019)
Cây hoa giấy (04/04/2019)
Bình Ca - Trung Giã (04/04/2019)
Phải lo điều hoán cải (03/04/2019)
Đánh thức "con đường tơ lụa" (26/03/2019)
Biến hình trong sứ vụ (22/03/2019)
Tác dụng của việc bình cây cảnh nghệ thuật (20/03/2019)
Chiếu Nga Sơn - gạch Bát Tràng (20/03/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log