Văn hóa nghệ thuật

Ngôi nhà gốm "độc nhất" miền Tây

Cập nhật lúc 15:11 02/10/2020
Nhiều du khách đến TP Vĩnh Long hôm nay đã rất bất ngờ và thích thú khi được tận mắt tham quan ngôi nhà gốm “độc nhất” miền Tây. Chủ nhân ngôi nhà có một không hai này là ông Nguyễn Văn Vui, 59 tuổi ngụ tại phường 5, TP Vĩnh Long.
Ngôi nhà được làm từ 90% nguyên liệu là đất sét nung. Ảnh: Duy Tân
Ngôi nhà được làm từ 90% nguyên liệu là đất sét nung. Ảnh: Duy Tân

Nhiều du khách đến TP Vĩnh Long hôm nay đã rất bất ngờ và thích thú khi được tận mắt tham quan ngôi nhà gốm “độc nhất” miền Tây. Chủ nhân ngôi nhà có một không hai này là ông Nguyễn Văn Vui, 59 tuổi ngụ tại phường 5, TP Vĩnh Long.
Lý giải về việc xây dựng ngôi nhà, ông Vui cho biết: “bản thân tôi đã gắn bó với nghề gốm sứ trên 30 năm rồi nên rất “nặng nợ” với chất liệu thiên nhiên này. Trong thời điểm nghề làm gốm đang dần mai một để thay thế dần bằng những vật liệu xây dựng khác, tôi muốn lưu giữ nhiều kỷ niệm cho bản thân và cho cả lớp người trẻ biết và hiểu thêm về chất liệu gốm đã một thời làm rạng rỡ những làng gốm trên đất Vĩnh Long”.
Điều rất độc đáo là trên 90% cột, kèo, xà ngang của những dãy nhà to lớn rất hoành tráng đều được bao phủ bên ngoài bằng chất liệu gốm đỏ khá công phu, tinh xảo. Trên đó là rất nhiều hình ảnh tái hiện nếp sinh hoạt dân dã nông thôn Nam Bộ; những câu chuyện cổ tích Việt Nam; những gia súc, gia cầm gắn bó mật thiết với đời sống con người như: trâu, bò, gà, vịt...được chính chủ nhân ngôi nhà thiết kế và chỉ đạo thực hiện rất công phu.
Trong gian nhà chính rất to rộng, thoáng mát, hoài cổ, chúng tôi bắt gặp rất nhiều cổ vật có liên quan đến đời sống nông thôn xưa, trong đó có nhiều món đồ trị giá hàng chục triệu đồng như: các loại đèn dầu Mù U, đèn “măng xông” (thời Pháp thuộc); dụng cụ giã gạo, chày lưới, chứa thức ăn bằng gốm, đồng, thau, nọc cấy lúa, gàu sòng tát nước.
Ông Vui cho biết thêm: “tổng giá trị cổ vật hiện có ước trên 5 tỷ đồng do ông tìm mua khắp các tỉnh, thành trên phạm vi cả nước và nhờ người thân tìm mua tại nước Pháp với giá rất cao. Quan trọng là mình thỏa được lòng đam mê và lưu lại cho mọi người cùng chiêm ngưỡng. Mình làm vậy là cũng để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, Vĩnh Long nói riêng”.
Riêng kinh phí đầu tư bên ngoài cho các gian nhà trưng bày cũng lên trên 2 tỷ đồng. Điều rất đặc biệt là các công đoạn xây dựng, thiết kế mẫu mã, hình ảnh đều do ông đảm nhận.
Ông Lý Chiêu, du khách Đài Loan cho biết: “Đây là một kiệt tác rất độc đáo biểu trưng cho nền nghệ thuật gốm sứ Việt Nam nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Tấm lòng luôn mong muốn bảo tồn nghệ thuật kiến trúc dân gian bằng gốm sứ của ông Vui thật đáng trân trọng. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn bè mình địa chỉ đầy hấp dẫn này và luôn mong muốn chủ nhân ngôi nhà sẽ có thêm nhiệu hiện vật cũng những tiểu cảnh độc đáo phục vụ người đến tham quan”.
PHAN THỊ ANH THƯ
một số hình ảnh bên trong ngôi nhà:
Hình ảnh lộng lẫy bên trong ngôi nhà gốm. Ảnh: Kim Hà
Hình ảnh lộng lẫy bên trong ngôi nhà gốm. Ảnh: Kim Hà
Nhiều đồ quý hiếm được ông Vui trưng bày trong nhà. Ảnh: Duy Tân
Nhiều đồ quý hiếm được ông Vui trưng bày trong nhà. Ảnh: Duy Tân
Thông tin khác:
Hoàng thành và Kinh thành (02/10/2020)
Ông chủ của vườn nho (01/10/2020)
Thăm nhà thờ Công giáo đầu tiên tại Việt Nam (28/09/2020)
Triển lãm về kiến trúc làng Việt truyền thống (28/09/2020)
Theo thầy phải từ bỏ (24/09/2020)
Hành hương viếng tượng đài Chúa Kitô (21/09/2020)
Đường Lâm đất hai vua (21/09/2020)
Độc đáo cánh đồng điện gió ở Bạc Liêu (19/08/2020)
Đặc biệt hai cuốn kinh thánh trung cổ (19/08/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log