Văn hóa nghệ thuật

CHÚA GỌI CON

Cập nhật lúc 14:45 04/10/2010

 

Ơn gọi các môn đệ trên sao đơn giản, mộc mạc! Chúa gọi các ông ngay tại bờ biển, tức nơi sinh hoạt thường ngày của họ. Chúa gọi họ lúc đang giặt lưới. Cứ tưởng Chúa gọi các tông đồ lúc các ông đang đọc kinh, cầu nguyện. Ít gì như con đã được nghe kể chuyện “Chúa gọi Sa-mu-en”: “Đêm nọ, Sa-mu-en đang ngủ thì nghe có tiếng gọi tên mình. Cậu thức dậy và chạy đến thầy Ê-li (được mẹ dẫn đến gởi thầy Ê-li, tư tế của Thiên Chúa, xin thầy chăm sóc và dạy dỗ cháu):
- Dạ, thầy gọi con, có chuyện gì vậy thầy?
- Thầy đâu có gọi con, con về ngủ đi!
Rồi cậu lại nghe tiếng gọi lần nữa. Cậu lại chạy đến thầy Êli, nhưng thầy bảo thầy đâu có gọi.
Cậu lại nghe tiếng gọi lần thứ ba:
Dạ, con đây, thầy gọi con phải không?
Con về ngủ đi, nếu có ai gọi con thì con thưa: “Lạy Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe”.
Sa-mu-en! Sa-mu-en!
Chúa phán dạy nhiều điều với Sa-mu-en (1Sa-mu-en, 1-3).
          Sa-mu-en đã trở thành ngôn sứ, nhân chứng tình yêu Thiên Chúa với con người trong giai đoạn lịch sử cứu độ và dọn đường cho thế hệ tông đồ tương lai.
          Chúa bắt chuyện với Phêrô từ lời "xin” hay “mượn”, ít ai từ chối bởi vì chuyện nhỏ vơi dân chài lưới ngày ngày trôi sông: “Chở Thầy ra xa bờ một chút" và được mẻ lưới đầy cá, như một chút trả công, hay thưởng, hoặc một lời giao kết: “Ai tin Ta, sẽ có sự sống đời đời”. Chúa Giêsu đích thực nhà cách mạng siêu phàm, rất thực dụng và tâm lý; không giống các nhà duy lý, duy vật, độc tài, làm mà không được hưởng, như mợt mệnh lệnh bắt buộc phải làm, khác gì lao động khổ sai! hoặc bằng các mỹ từ đẹp hơn, “nghĩa vụ công dân”. Không có quyền tư hữu, làm tận lực, hưởng theo nhu cầu, như “chế độ công xã”.
          Tới đây, tôi liên tưởng chuyện cháu bé gái. Mẹ hỏi:
- Bé thương ai nhất?
- Bé thương chị, thương dì nhất!
- Còn ông ngoại?
- Ông ngoại hổng thương!
- Sao bé không thương ông ngoại?
- Có cho bánh con đâu mà thương!
          Vậy mà sao người ta cứ bảo, công giáo là thuốc phiện, bùa mê thuốc lú, viển vông, mơ mộng, nói chuyện trên trời, xa rời thực tế? Nếu Chúa Giêsu mãi cho dân chúng ăn no dài dài, hết ngày này qua ngày khác, không biết lúc đó các nhà duy vật, xã hội chủ nghĩa ca tụng đến mức nào! nhưng cũng chưa chắc, có khi bị kết tội “dụ dỗ quần chúng lao động nghèo”. Sao Chúa lại trốn đi, sợ người ta tôn vinh, bầu Chúa là vua, oai không?
          Chuyện giống người nọ, một hôm thây con chim cú mù, đậu trên cửa nhà thờ, một con chim cú khác lành lặn đút mồi cho bạn cú mù. Thấy vậy, người kia thích thú cứ đứng ngắm nghía mãi không chán; nghĩ bụng rằng Chúa chăm sóc từng con cú mù như thế, con người lo gì làm lụng vất vả. Ta sẽ bắt chước con cú mù, cứ đứng đây cũng có người cho ta ăn. Nghe vậy, một anh bạn khuyên anh ta không phải bắt chước chim cú mù, mà đáng phải theo gương chim cú lành mạnh, biết hy sinh giúp đỡ bạn tật nguyền, bất hạnh.
          Trại huấn luyện Huynh trưởng Thiếu nhi Thánh Thể là điểm dừng để các con xác định rõ ơn gọi của các con. Chúa cũng gọi các con trong sinh hoạt thường ngày: trên đường đi học, về nhà giúp đỡ cha mẹ, giúp đỡ bạn bè. Có thể các con nghe tiếng gọi đi tu, có thể làm tông đồ trong trường học, trong công nhân xí nghiệp, trong các công sở v.v… Hoặc từ con người tội lỗi, lỡ lầm như Phaolô, Augustinô, Madalena, Con hoang đàng… Xin cho con quen nghe tiếng Chúa! Quen thế nào đến hòa mình với Chúa như em bé đang chơi trên sân nhà thờ, có người hỏi em:
Nếu Chúa cho em biết, em sẽ chết ngay giờ này,
- Em xin chết ở đâu? về nhà cha mẹ? Chết trong nhà thờ? Hay chết ngoài sân chơi?
- Em xin chết ngoài sân chơi. Vì Chúa đang chơi với em trong giờ chơi mà!
Đó chính là trong đời thường, Chúa gọi con!
Xin cho con biết thưa như Sa-mu-en:
Lạy Chúa, Chúa gọi con, này con đây !
Lm Sơn Đoài
Thông tin khác:
Tân Bề Trên cả Dòng Đa Minh muốn làm đầy tớ trợ giúp cho việc hiệp nhất giữa tất cả mọi anh em (13/09/2010)
GƯƠNG SÁNG NHƯ VÌ SAO (24/08/2010)
Nhà thờ Cam Ly (Lâm Đồng) (25/07/2010)
IV. CẢM TƯỞNG (25/07/2010)
LONG HÒA QUÊ TÔI VẪY GỌI (25/07/2010)
ĐỀN KÍNH TAM THÁNH TỬ VÌ ĐẠO QUÊ HƯƠNG GIÁO XỨ QUẦN CỐNG – GP. BÙI CHU (11/07/2010)
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VỚI VĂN HOÁ VIỆT (02/07/2010)
GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỀN TAM THÁNH QUẦN CỐNG (29/06/2010)
Con đường (22/06/2010)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log