Tôi nhớ không rõ, trong truyện Tàu, vua nước Lỗ đánh thắng vua Tần, nên hằng năm nước Tần phải sang cống hầu. Năm đó vua nước Lỗ nhắn tin cho vua nước Tần phải cống bộ Đỉnh, vật báu của nước Tần, và phải đích thân sai sứ do chính vua Lỗ chỉ định. Một vị quan cận thần rất trung trực của vua Tần. Vua Tần đang phân vân, liền nảy ra ý định, cho thợ đúc bộ Đỉnh giả và sai sứ đem qua dâng vua Lỗ. Vị quan này cự tuyệt, hỏi lại vua:
-Tại sao hoàng thượng dâng Đỉnh giả?
- Ta qúi nó lắm!
- Thần cũng qúi chữ tín lắm!
Cuối cùng vua Tần cũng phải đem dâng bộ Đỉnh thật.
Ngày nay, dường như tội lỗi đã lên ngôi, thay thế tất cả chuẩn mực đạo đức và thang giá trị con người, xã hội. Ngoài ra, điều đáng sợ hơn, con người vô cảm trước tội ác. Ai cũng nghe, cũng thấy trên thời sự truyền hình hàng đêm: hai nữ sinh dùng dao đâm nhau giữa trung tâm Tp.HCM. Các bạn lớp bàng quan đứng xem như cổ vũ đôi gà giữa trường gà, còn chụp ảnh, quay phim đưa lên mạng, khách qua đường cứ tranh nhau phóng xe, chẳng ai thèm quan tâm.
Gần đây nhất, báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, trang chuyên mục “Vấn đề và sự kiện”, Tôi phải nhói tim khi đọc bài ”Khi tội ác được nâng cấp”. Bài báo viết: “Hiện tượng tội phạm là kẻ có học, với những tình tiết hết sức dã man, có tính toán và đẩy thủ đoạn xuất hiện với tần suất ngày càng nhặt hơn. Điều đó làm bất ngờ những lý giải khá phổ biến là người ta phạm tội vì thất học và nghèo khổ” (TTCT, 6-6-2010). Tác giả bài báo còn cảnh báo: “Đáng sợ nhất là thói dã man và thú tính từ thế giới ảo, thậm chí từ óc tưởng tượng của các tác giả Games online, phim ảnh, tiểu thuyết được kéo gần lại với hành động trong đời”.
Đã đến lúc hồi chuông báo động đã điểm: Đạo đức của con người cũng như toàn xã hội phải được dạy dỗ và thiết lập bằng hành vi gương mẫu và pháp luật nghiêm minh. Trong xã hội, đạo đức phải được thiết lập bằng pháp luật và kỷ cương nghiêm minh, cấp dưới nhìn vào hành vi chứ không phải lời nói của cấp trên để hành động.
Điển hình câu chuyện sau đây: Vị mục sư giảng về chủ đề chiếc thắng Giacop, khiến đứa con trai của ông bị ấn tượng. Vài ngày sau, nó kể với cha rằng nó mơ về bài giảng của ông.
- Vậy con mơ thấy gì nào?
- Con thấy chiếc thang bắc lên tới mây. Ở chân thang có nhiều phấn lắm, hễ ai được phép leo lên cũng cầm theo một viên phấn để cứ mỗi nấc thang thì vạch một cái vì tội đã phạm.
- Chuyện lý thú đấy con ạ, rồi sao nữa?
- Cha ơi! Con thấy mình được lên thang đó, nhưng khi không còn xa thiên đàng lắm thì con thấy có mấy người lại tuột xuống.
- Ừ, ai vậy?
- Là cha đấy, cha ạ !
- Cha à ? Cha tuột xuống làm chi?
- Lấy thêm phấn.
Không phải giảng hay mà được vào nước trời đâu, mà phải là những ai làm hay nữa.
Chúa Giêsu đã lên án những người biệt phái Do thái giả hình và Chúa cũng đã cảnh báo những người theo Chúa: “Đừng noi theo hành vi của họ, vì họ nói mà không làm”(Mt 23, 3) .
Vào thế kỷ 12, tệ đoan lan tràn khắp nơi, các phe phái qúa khích nổi lên chống Giáo hội vì cuộc sống phản chứng của các ngài. Lúc đó, thánh Phanxicô Assisi xuất hiện. Ngài không chỉ trích, nhưng ý thức rằng kẻ phải ăn năn sám hối trước tiên là chính Ngài. Nhờ đó, Giáo hội được hồi sinh, nhiều tâm hồn được dổi mới, mùa xuân thiêng liêng nở rộ nhiều thế kỷ liên tiếp.
Quả thực, không gì tác động mạnh bằng chân lý và sự thật.
Thế giới ảo dầu tinh vi tới đâu, như thế giới ảo Game online hiện nay, chỉ là hủy diệt, giết chết, không thể tồn tại, và cũng sẽ bị vạch mặt lừa đảo, gian dối của nó.