2.1. Khái niệm: Song song với ngành gốm nung còn có ngành gốm không nung, dựa trên nguyên lý hóa thạch của chất liệu giống như xi măng trộn với cát, thạch cao... Chỉ cần một thời gian ngắn để đông cứng... Những nguyên lý hóa thạch:
1. Hóa thạch thụ động (Passive pétrifaction) vật liệu có năng lượng nội hàm đủ lớn.
2. Hóa thạch chủ động (Active pétrifaction) năng lượng nội hàm thấp cần tác lực bên ngoài: áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác... với thời gian đủ dài.
3. Hóa thạch hỗn họp (Joint pétrifaction) năng lượng nội hàm ở mức cận bão hòa chỉ cần một tác động ở mức thấp (áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác trong thời gian ngắn, kích thích quá trình hóa thạch (đông cứng).
2.2. Một thứ “vữa” gọi là xi măng lần đầu tiên được người Ai Cập sử dụng như vật liệu xây dựng dạng thô từ 2.600 năm trước đây. Vật liệu chế tác gồm vôi + cát + đất sét nhào với nước dùng để xây, lấp... Đến thế kỷ I người La Mã thêm đất núi lứa pozzuoli gần thành Nopali và họ phát hiện ra hỗn hợp này có thể xây dựng dưới nước. Đất pozzuoli có thành phần 60-90% đất sét, 10-40% đá vôi. Khảo cổ thời sơ khai cho thấy cống xi măng (vữa) đã được phát hiện trong một số thành phố của đế quốc La Mã.
Đầu thế kỷ XIX xi măng được khám phá như vật liệu xây dựng chính cho đến nay. Năm 1817 kỹ sư Louis Vicat đã nghiên cứu các thuộc tính thủy lực của hỗn họp tro + đá vôi núi lửa. Ông là người đầu tiên tìm ra tỷ lệ chính xác đá vôi + silic cần thiết để có một hỗn hợp chuẩn, sau đó đốt, nghiền ra để sản xuất một chất kết dính thủy lực dùng cho công nghiệp gọi là xi măng (ciment, cement). Tiếp theo Scotsmand Joseph Asdin đã tinh chế các thành phần của xi măng từ nghiên cứu của Louis Vicat vào năm 1823 cho ra đời loại xi măng có kết cấu chậm hơn, ông gọi là portland vì nó có thành phần tương tự đá tìm được ở vùng portland miền Nam nước Anh. Nhà máy xi măng đầu tiên được xây dựng ở Pháp năm 1846 tại Boulogne-Sur-Mer. Lafarge có hai khám phá quan trọng đầu thế kỷ XX:
Cho ra đời loại xi măng trắng trong đó sử dụng cao lanh thay đất sét.
Xi măng Fondu được phát hiện năm 1908 bời Jules Bied, giám đốc phòng nghiên cứu của Lafarge. Loại xi măng này làm từ đá vôi và bauxite được dùng như một chất kết dính chất lượng cao, chịu được điều kiện khắc nghiệt nhiệt độ cao.
Thế kỷ XX còn xuất hiện một loại vật liệu xây dựng gọi là gốm mới, sản xuất bằng cách nung nguyên liệu dạng bột bao gồm các khoáng thiên nhiên và các chất vô cơ tổng hợp kể cả kim loại, không chứa đất sét và cao lanh, cấu trúc gốm mới bao gồm gốm oxit đơn (A1203, ZnO2,BeO) hay hỗn hợp giữa chúng với các chất vô cơ tổng họp (SiC, B4Ci; SI3N4, TIN, MOSI3...) với kim loại (Al, Cr, Fe, Ti...) gọi là composit gốc gốm hay hợp kim gốm, chúng có các tính năng kỹ thuật mới như từ tính, bán dẫn, lượng tử, siêu cứng, siêu dẫn nên được gọi là vật liệu cấu trúc chủ yếu của thế kỷ XXI (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2002).
Các chất xúc tác thường được sử dụng để chế tạo gạch xây dựng không nung: Keo lignin, keo nanoic-silicon (keo làm bằng silic hạt cỡ nano thuộc một loại polyme vô cơ cao cấp - vữa làm từ nanoic-silicon đông cứng sau 3 giờ và hoàn tất quy trình hóa thạch sau 11g rắn ngang với xi măng portland mark 300. Keo magne, loại polyme vô cơ tốt nhất đế chế gạch không nung.
So sánh 2 loại gốm (nung và không nung) ta thấy mấy điểm sau đây:
Về kỹ thuật: gạch không nung chịu nước và độ ẩm cao hơn gạch nung, có thể tạo dáng đa dạng hơn với đủ kích cỡ, hình dáng...
Về công nghệ: gốm không nung được làm dễ dàng hơn, năng suất cao hơn, ít thời gian hơn, không gây ô nhiễm khí, không chất độc hại (CO, CO2), ít phế liệu.
Về mặt kinh tế: giá thành sản xuất thấp.
Về môi trường: ưu sinh học, không thải khí độc khi sản xuất.
Về năng lực sản xuất: tiềm năng lớn, nguyên liệu dễ tìm hơn.
Về mặt mỹ thuật: gốm nung trổi vượt hơn nhờ có men, chàm, màu sác, đường nét, tạo dáng, chủng loại cũng phong phú hơn.
Về giá trị trong nghệ thuật trưng bày, nhu cầu thưởng lãm, giá trị kinh tế và tiềm năng đầu tư, gốm nung cũng vượt trội. Người ta tổ chức những cuộc triển lãm gốm sứ nung, ít khi triển lãm gốm không nung, trong các thị trường mua bán cũng như đấu giá thường chỉ có gốm sứ nung chứ không thấy gốm không nung.
Về nguồn gốc thì gốm nung rất xa xưa trong khi gốm không nung chỉ mới đây thôi với những chất xúc tác rất hiện đại.
Tóm lại chất liệu đế làm nên gốm nung hay không nung cũng đều được lấy từ một nguồn đó là lòng đất. Bụi đất ngay từ ban đầu đã làm nên thân xác con người, đất cho con người đặt bàn chân, đất cho cỏ cây, hoa mầu tươi tốt, cung cấp thực phẩm nuôi sống con người và muôn vật, đất cho con người bát đĩa, chậu, lu... cho gạch ngói để xây nên bao công trình vĩ đại, cho các tác phẩm nghệ thuật để chiêm ngưỡng... Sau hết thì đất là nơi an nghỉ cuối cùng của con người. Đó là quy luật!
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chắc phải mất nhiều năm, nhiều suy tư về cội nguồn của con người mới viết ra lời ca bài Cát bụi: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài trỗi dậy. Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi. Bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi, lá úa trên cao rụng đầy, cho trăm năm vào chết một ngày... Cụm rừng nào lá xác sơ cây, từ vực sâu nghe lời mời đã dậy, ôi cát bụi phận này, vết mực nào xóa bỏ không hay”.
Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn cũng có nhũng suy gẫm về nguồn gốc con người khi sáng tác bài Dấu chân phía trước để ca ngợi Bác Hồ:
“Khi tôi còn là hạt bụi, người đã lên tầu đi xa.
Khi quê hương còn chìm nổi, người đã lên tầu đi xa.
Khi tôi còn là hạt bụi, người đã lên tầu đi xa.
Khi bến Nhà Rồng đầy nước mắt, bước chân Bác đặt chốn này...
“Hạt bụi” được lặp đi lặp lại để mọi người thấm thìa cội nguồn. Nhạc sĩ lão thành Hùng Lân đã liên kết bụi đất với bản tính yếu đuối của con người trong bài thánh ca Con nay trở về: “...Vì là bụi đất, con phải vương tục lụy yếu đuối. Dẫn con trên đàng lành, thủy chung ân nghĩa muôn đời”.
Chúng ta lại trở về với Thánh Kinh xem Chúa dạy điều gì về số kiếp con người: “Giữa tuổi thanh xuân bạn hãy nhớ đến Đấng dựng nên mình, đừng chờ đến khi bụi đất lại trở về với đất...” (sách Giảng viên đoạn 13, câu 17). Thánh Phaolô thì dạy: “Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất. Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra” (thư 1 gửi Giáo đoàn Côrintô đoạn 15, câu 47-48). Vua thánh David thì nói: “Chúa bắt phàm nhân trở về cát bụi, Ngài phán: Hỡi người trần thế, trở về cát bụi đi. Ngàn năm Chúa kể là gì, tựa hôm qua đã qua đi mất rồi, khác nào một trống canh thôi” (Thánh vịnh 89, câu 3-4). Tác giả sách Sáng thế thì nói: “Người là bụi đất và sẽ trở về với bụi đất” (sách Sáng thế đoạn 3, câu 19).
Ai cũng biết sống chết là phận con người và lòng đất chính là “Một cõi đi về” nên biên tập viên Mai An của báo SGGP ngày 5/9/2016 đã đăng “tít” lớn: “NSƯT Hán Văn Tình đã trở về với Đất Mẹ!”. Nghệ sĩ ưu tú Hán Văn Tình không là ai khác mà chính là Chu Văn Quềnh, vai phụ nhưng lại nổi nhất trong bộ phim Đất Và Người, ra mắt năm 2002 (Hán Văn Tình sinh năm 1957 tại Văn Lang, Tam Nông, Phú Thọ - lớn lên học trường nghệ thuật sân khấu Việt Nam, là một nghệ sĩ hát tuồng tài năng, sau khi gặp đạo diễn Lưu Trọng Ninh, Tình đã bước sang lĩnh vực phim ảnh... Năm 2014 phát hiện bạo bệnh, chống chọi tới trưa ngày 4/9/2016 thì trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở Hà Nội). Nếu Chu Văn Quềnh mà là cư dân Sa Huỳnh xưa hay người Chăm cổ thì đã được táng trong Mộ Chum, gốm nung Sa Huỳnh (nguyên liệu đất có pha nhiều cát và cả bã thực vật, nung rơm nhẹ lửa), mà ngày nay giới khảo cổ còn khai quật được.
Báo Thanh Niên ngày 12/9/2016 (btv Quế Hà): Công bố kết quá khai quật khảo cố di tích văn hóa tiền Sa Huỳnh - Sau hơn 2 tháng khai quật, nhóm các nhà khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng tỉnh Bình Thuận vừa công bố kết quả khảo cổ văn hóa tiền Sa Huỳnh tại di tích động Bà Hòe (xã Hàm Đức, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận). Nhà khảo cổ Trương Đắc Chiến (người chủ trì cuộc khai quật) cho biết trong đợt khai quật này, nhóm của ông đã mở 5 hố trên đồi cát với diện tích 324 m2, phát hiện 43 mộ táng, trong đó có 27 mộ đất và 16 nồi táng. Các nồi táng kích thước khá lớn, có nắp hoặc không nắp đậy và có đồ tùy táng cả bên trong và bên ngoài. Đồ tùy táng chôn theo là đồ đá và đồ gốm (chủ yếu là công cụ sản xuất như rìu, cuốc, dọi se chỉ...) cùng các loại đồ dùng sinh hoạt. Ngoài ra, các nhà khảo cố còn thu được một khối lượng khá lớn di vật của người xưa bằng gốm và đá. Ông Nguyễn Văn Đoàn, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, khẳng định: “Qua kết quả, chúng ta biết được một khung niên đại kéo dài hơn 3.000 năm ở di tích này”, tức là trước nền văn hóa Sa Huỳnh đã có dấu vết của cư dân cư trú trên vùng đất này. Lm. Giuse nguyễn hữu triết
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com