Ông Đinh Minh Nhật hiện đang là cha nuôi của 131 đứa con. | Từ trên trời cao, chắc chắn Ca sĩ Phi Nhung cũng đang mỉm cười hạnh phúc khi thấy các con nuôi luôn nhớ về mẹ. |
Trong khung cảnh đau thương ấy, tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đã có trên 2.100 trẻ mồ côi. Riêng TP. HCM đã có hơn 1.500. Nhiều trẻ, ngay khi lọt lòng đã không có cơ hội được nhận hơi ấm của mẹ, nhiều trẻ ở độ tuổi mẫu giáo mất mẹ mà cứ nghĩ là mẹ đi chữa bệnh rồi sẽ về với mình, nhiều trẻ ở độ tuổi lớn hơn đã nhận ra sự đau thương khôn cùng, than vãn điều tiềc nuối nhất của mình là không được gặp mẹ gặp cha lần cuối, không được nói với mẹ với cha câu nào, lời nào...
Những trẻ mồ côi, mỗi em một hoàn cảnh khác nhau. Nhiều em là con của những gia đình lao động nghèo và đặc biệt khó khăn. Các em cần được sự yêu thương, san sẻ kịp thời từ xã hội để sớm ổn định cuộc sống và vươn lên. Hiểu thấu điều đó, cộng đồng xã hội đã lên tiếng kịp thời. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã có nhiều giải pháp vừa giải quyết những tác động trước mắt và lâu dài mà đại dịch gây ra cho trẻ em, vừa đẩy mạnh việc tiêm chủng và phòng ngừa dịch bệnh, vừa ra lời kêu gọi toàn dân chung sức chung lòng nuôi dưỡng trẻ mồ côi.
Lời kêu gọi khẩn thiết ấy liền được hàng chục triệu lời đáp lại. Chỉ xin nêu vài ba trường hợp. Chị Phạm Thị Hằng (ở Hà Nội) không giấu được xúc động khi lắng nghe hai cháu Thiên và My (ở TP. HCM) gọi “Mẹ ơi!” khi không còn mẹ. Chị khát khao được đồng hành cùng các cháu, không chỉ bằng tài chính, mà là tình cảm người mẹ thứ hai trao cho các con một trái tim ấm áp. Chị quả quyết: “Các con học được đến đâu, tôi sẵn sàng đồng hành cùng đến đó. Không chỉ đến 18 tuổi mà còn có thể hơn thế”.
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty FPT đã viết trên trang cá nhân: “Các con mới vài tuổi đầu đã phải chịu nỗi đau tử biệt... Nỗi đau theo năm tháng có thể nguôi ngoai trong tâm trí trẻ thơ, nhưng phần đời còn lại sẽ có một khoảng trống không gì bù đắp được. Các con không may chẳng còn cha mẹ tôi sẽ liên hệ địa phương để làm thủ tục nhận về nuôi dưỡng đến ngày khôn lớn”. Ông khẳng định: “Chúng tôi và những người bạn lớn của chúng tôi mong muốn đem những điều gì tốt nhất cho các em”.
Nữ doanh nhân 60 tuổi Đỗ Thị Kim là một trong nhiều người bạn lớn đó. Bà hiện là chủ tịch một tập đoàn tham gia nhiều lĩnh vực đầu tư, trong đó có bảo hiểm. Quá đau lòng và xót xa với những cảnh đau thương vì làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại TP. HCM, bà nhận nuôi, bảo trợ cho gần 250 trẻ em mồ côi”.
Nhân chuyện thương trẻ mồ côi, người viết bài này xin kể lại mẩu chuyện “Con nuôi?” mang đậm tình người không chỉ ở nước ngoài mà cả tình người nước ta:
“Cô giáo cho cả lớp xem bức ảnh chụp một gia đình. Có một cậu bé màu da khác với mọi người.
Một nam sinh đứng dậy: Thưa cô, cậu ấy là con nuôi phải không ạ?
Cô giáo khẽ mỉm cười: Tại sao con biết?
Cậu ấy lắc đầu, tiu nghỉu ngồi xuống.
Một nữ sinh đứng lên: Thưa cô, con biết rất nhiều về con nuôi ạ!.
Có tiếng mấy bạn vặn hỏi: Thế con nuôi là gì?
Cô bé đứng thẳng dậy, ưỡn ngực, vẻ mặt tươi tỉnh, hai bím tóc lúc lắc, lúc lắc, dõng dạc nói: Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ chứ không phải từ trong bụng!”.