Nghê gỗ mang đuôi chó thời Lý, biểu trưng của lòng trung thành. Ảnh: CTV |
Dựa vào các đặc tính dân gian đã được định hình trong văn hóa Việt Nam như “phượng múa Nghê chầu” chúng ta có thể xác định được vị trí của con Nghê là ở những nơi canh cổng, canh cửa, hầu hạ. Theo Từ điển tiếng Việt thì “chầu” là động từ có nghĩa “hầu trong cung đình để chờ nghe lệnh vua, chúa.” Ngoài ra, còn có các từ liên quan như “chầu chực” là “1. Ở bên cạnh để chờ đợi sự sai khiến. và 2. Chờ đợi mất nhiều thời giờ để đạt một yêu cầu gì” (tr.140). Như vậy, vị trí “ngồi chầu” của con Nghê đã xác định rõ vị trí “kẻ hầu người hạ” của nó trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Khi văn hóa Trung Hoa có tác động mạnh mẽ vào văn hóa dân gian của người Việt thì vị trí này có biến đổi chút ít nhưng vẫn chủ yếu là “chầu.” Con nghê có thể chầu ở hai bên trụ cổng, chầu ở tả vu hữu vu của các ngôi đình, ở dưới cánh cửa trong vai trò của “con cộ” - cộ cửa,... Nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể thấy Nghê ngồi trên mái, trên bệ uy nghi như...sư tử nhưng ngôn ngữ tạo hình lại cho thấy rõ đó là con Nghê. Để phân biệt được Nghê hay sư tử khi chúng “ngồi nhầm vị trí” chúng ta cần xét đến chức năng của các linh vật này.
PGS. TS Đinh Hồng Hải Đôi nghê ở đền Quán Thánh. Ảnh: CTV |
Nghê gỗ mang dáng ngọc như ý, biểu trưng một trong Bát Bửu, 8 thứ quý giá của nhà Phật. Ảnh: VNN |
Hình ảnh con nghê đá thường được đặt trong các đình chùa, miếu mạo, đền thờ họ… Ảnh: CTV |
Nghê đá tại cổng vào đền Gióng ở Gia Lâm. Ảnh: Yên Thế |
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com