Văn hóa nghệ thuật

NGƯỜI MÙ

Cập nhật lúc 16:29 25/04/2011

 

Bỗng một hôm, tôi đang ngồi tòa giải tội bên nữ tại một nhà thờ lớn. Nhìn ra hàng ghế, tôi thấy một cô gái còn rất trẻ, mặc bộ đồ thật trắng, đi vào hàng ghế quỳ; vì phía đầu ghế đã có một cô đã quỳ trước, không đứng lên cho người đến sau đi vào, cô đến sau đành phải bước qua đằng sau, khiến cô này lỡ quẹt phải lai quần trắng cô kia. Tôi thấy cô kia trợn mắt và lẩm bẩm nói gì trong miệng, tôi đoán chửi thầm.
Bầu khí thánh thiêng bao trùm trọn thánh lễ. Thánh lễ vừa tan, mọi người đổ ra cửa, tôi nghe lớn tiếng, quả thực cô kia rút guốc cao gót xáng lên mắt cô này, kèm theo tiếng chửi “Thứ mù không nhìn trước nhìn sau”. Tôi nóng bừng mặt như người lên cơn sốt! Tôi mới chịu chức Linh mục, phải bàng hoàng, chưa nhận định sự việc khác thường! Đêm hôm đó về phòng riêng tôi thẫn thờ suy ngẫm không biết cô nào trong hai cô này “Mù “.
          Tôi được nghe một câu chuyện khác: Một bà mù thật, ký hợp đồng thuê anh thợ sơn, sơn nhà bà trong ngoài toàn một màu trắng. Nhưng giữa chừng anh thợ sơn hết sơn trắng, sẵn còn dư nước sơn xanh, hy vọng ăn gian kiếm thêm chút lợi. Hơn nữa chắc lừa được người mù không thấy gì, nên liều lấy nước sơn xanh sơn cho nhà bà. Khi anh thợ sơn báo cho bà công trình đã hoàn thành, bà liền hỏi:
- Anh có bảo đảm đã sơn nhà tôi toàn màu trắng không?
- Tôi bảo đảm cả nhà bà đều được sơn màu trắng.
    Bà mù hỏi gằn lại lần nữa:
- Anh có thật sự sơn trong ngoài ngôi nhà tôi toàn một màu trắng như anh đã giao kèo với tôi không?
    Anh thợ sơn vẫn một mực quả quyết là đã sơn mọi nơi bằng một màu trắng. Nhưng bà mù khẳng định là bà không tin.
    Anh thợ sơn vặn lại hỏi:                                            
- Bà mù chẳng thấy gì, làm sao xác quyết tôi không giữ đúng lời cam kết?
    Bà mù trả lời không chút do dự:
- Tôi không thấy, nhưng tôi nghe được. Và khi nghe giọng anh trả lời, tôi biết chắc chắn anh không làm đúng theo tờ giao kèo.
    Mù thân xác, quả thực nỗi bất hạnh. Họ mất tất cả, thiếu thốn mọi thứ, cô đơn tất cả, từ bản thân, gia đình, xã hội. Hình ảnh những người mù luôn đập vào mắt mọi người qua lại, là những người mù đi ăn xin, với cây gậy quơ quơ, với hộp lon bên mình; may mắn hơn có đứa trẻ sáng mắt dẫn đường; khá hơn, ôm cây đàn vọng cổ có gắn loa phóng thanh đi ăn xin khắp đầu làng cuối xóm cũng chẳng được bao nhiêu.
          Tôi tới thăm một gia đình lương dân nghèo, duy nhất hai mẹ con, mẹ già trên bảy mươi tuổi, ngườii con gái út xấp xỉ ba mươi, mù bẩm sinh. Tôi xót xa nghe bà kể về một ước mơ khiêm tốn của con gái bà : “Con chỉ ước được nhìn thấy một lần để biết mẹ con ra  sao”. Sợ chạm đến cảm xúc mạnh của cố gái ấy cũng như tránh nhắc lại nỗi đau của tôi đang nhìn thấy cô gái trước mặt, tôi không hỏi thêm cô. Tôi cứ nghĩ miên man về người mù trong Phúc âm Thánh Gioan, Chúa Nhật IV Mùa Chay! Lúc ấy tôi cầu nguyện xin Chúa bù lại cho cô gái này nhiều niềm vui!
          Một anh mù khác đang lò dò đi tới bìa rừng, dân làng kêu cứu cháy rừng, anh mù cứ lao vào đám cháy, trong đám dân làng có một anh què, anh la hét thật lớn cho anh mù nghe. Nhờ vậy anh mù thoát xa đám cháy. Sau đó anh què lân la lại gần làm quen với anh mù, ân cần thăm hỏi, dần dần trở nên thân thiện, rồi kết nghĩa huynh đệ. Cuối cùng, anh mù nảy ra sáng kiến, từ nay anh em mình sống chết có nhau, anh có đôi mắt sáang ngời, nhưng thiếu đôi chân khỏe mạnh, tôi có đôi chân khỏe mạnh, nhưng lại thiếu đôi mắt tinh anh. Anh và tôi, chúng ta cùng giúp đỡ nhau, khi đi đâu, tôi cõng anh, anh chỉ đường cho tôi, chắc chúng ta thành công.
          Hai bạn có hoàn cảnh đặc biệt trên đã được Đức Giêsu truyền sức sống của Chúa bằng cả đôi chân và đôi mắt để các anh trở thành người có ích cho nhau. Nghĩ tới người mù, tôi liên tưởng truyện “Chiếc bình nứt”. Một người đàn bà, ngày ngày gánh một cặp thùng nước xa nhà. Trong cặp thùng có một chiếc bị nứt. Gánh về tới nhà nước ở thùng nứt vương vãi dọc đường, chỉ còn lại rất ít. Hôm nọ, chiếc thùng nứt thỏ thẻ với bà chủ: con xấu hổ, không làm tròn bổ phận mình, bà vất vả gánh nước về tới nhà chẳng còn được bao nhiêu, con buồn và chán nản quá, xin bà bỏ con đi! Bà chủ nhân hậu bảo: con thấy không, tại sao suốt mùa hè cháy bỏng, nhà mình lại có hoa thơm chưng trong nhà xinh tươi! Chính nhờ con đó! nhờ nước vương vãi của con, bà đã gieo hạt bông hoa suốt dọc đường con đi, con đã tưới cho nó mỗi ngày, nên hoa đã nở rộ giữa mùa hè đó!
          Con đừng mặc cảm, mỗi người đều có thể phục vụ bằng cái yếu, cái mạnh của mình. Con người luôn luôn bất toàn. Người hưởng thụ cám ơn mọi người làm ra sản phẩm, họ biết đâu của cải do người khuyết tật hay lành lặn cung cấp!
          Nhân chuyện người mù trong Phúc âm Gioan, Chúa Nhật bốn Mùa Chay, tôi nhận ra một chân lý, giống Chúa Giêsu trả lời người Biệt phái Do Thái: “Không phải  cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế” (Mt 15, 10).
Một vị tôn sư hỏi đệ tử: “Làm sao phân biệt ngày và đêm?
          Một đệ tử nói:
- Khi người ta thấy con vật nào ở xa xa, mà biết được nó là con bò chứ chẳng phải con người.
          Vị tôn sư bảo: “Không phải thế”.
    Một đệ tử khác nói:
- Khi người ta thấy một cây ở đằng xa, mà biết được đó là cây nhãn hay cây chôm chôm.
          Vị tôn sư bảo: “Cũng không phải thế”. Rồi ông nói:
- Chính là lúc các con nhìn mặt một người đàn ông nào mà có thể nhận ra người đó là anh em mình. Và khi các con nhìn một người đàn bà nào mà nhận ra được người đó là chị em mình. Nếu các con không làm được như thế, thì dù mặt trời có mọc lên tới đâu cũng vẫn còn là đêm tối.
          Chỉ có Chúa Giêsu Phục Sinh là Ánh sáng và Ơn cứu độ  chúng ta!
          Xin ánh sáng Chúa Kitô sống lại vinh hiển phá ta u tối trong tâm trí chúng con!
Lm. Sơn Đoài
Thông tin khác:
Một cái nhìn về nghệ thuật thánh (08/04/2011)
Các Vương cung thánh đường ở Việt Nam (24/03/2011)
Đó là một suy nghĩ nghiêm túc, có khả thi (11/03/2011)
THIÊN NHIÊN DẠY TA (04/03/2011)
Người Công giáo: Kính nhớ Tổ Tiên trong những ngày Tết (08/02/2011)
Tết với người Công Giáo Việt Nam – một vài so sánh (28/01/2011)
Thơ ca Công giáo qua một số sáng tác của Lê Đình Bảng (25/01/2011)
Năm mèo nói chuyện mèo (14/01/2011)
Câu lạc bộ Cổ vật Kim Sơn hội ngộ mỗi độ Noel về (06/01/2011)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log